Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 129
  • Trong tuần: 6 165
  • Tất cả: 1383777
Cấp cứu thành công cháu bé bị ngộ độc rượu

Ngày 24/02/2019, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai tiếp nhận bệnh nhân L.M.V, 5 tuổi, dân tộc Mông,Lùng Sung, Trung Chải, Sa Pa. Bệnh nhân Vân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng lơ mơ, kích thích nhiều, hơi thở nhiều mùi rượu, trẻ có các cơn co giật dài, không tự hết cơn.

Chị L.S.M (mẹ của bé L.M.V) cho biết: Vào hồi 15h00 ngày 23/02/2019, bé V đã uống khoảng 300ml rượu được mua ngoài chợ, sau đó trẻ vật vã, nói sảng linh tinh, thỉnh thoảng co giật và bất tỉnh sau đó.

Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm cơ bản các bác sĩ chẩn đoán bé bị ngộ độc thần kinh do rượu, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng co giật toàn thân => ngừng tim dẫn đến tử vong. Bác sĩ Vũ Thị Hải Yến - trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho biết: “Ethanol là nguyên liệu chính trong thức uống có cồn, được sinh ra trong quá trình lên men rượu, Ở mức cho phép, chất này không gây hại cho cơ thể người, nhưng khi nồng độ Ethanol trong rượu tăng cao sẽ gây ảnh hưởng xấu cho người sử dụng. Thường trong rượu uống có cả methanol nên biểu hiện có thể chậm 18-24 giờ sau hoặc lâu hơn. Ethanol + Methanol gây ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt tính các nơron thần kinh => thở nhanh, sâu, rối loạn về nhìn (nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn thấy các đốm, thu hẹp thị trường, mù), đồng tử giãn, mạch nhanh, tụt huyết áp, co giật, đái ít, vô niệu, tử vong.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi đã lập phác đồ điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân theo hướng điều trị ngộ độc thần kinh do rượu. Chăm sóc đặc biệt: Truyền dịch, kháng sinh toàn thân, an thần duy trì, đặt sonde dạ dày cho ăn, lợi tiểu, vitamin B.

 Sau gần 10 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, trẻ còn khoảng 2-3 cơn la hét, nói sảng trong 1 ngày, không co giật, không kích thích liên tục, tự ăn uống được. Bác sĩ Vũ Thị Hải Yến – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho biết thêm: “Đây là ca bệnh ngộ độc rượu đầu tiên tại bệnh viện”. Do điều kiện gia đình bệnh nhi là đồng bào dân tộc  thiểu số, gặp nhiều khó khăn nên bệnh viện đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để gia đình bệnh nhân có chỗ ở để chăm con, mọi chi phí của bệnh nhân được bảo hiểm thanh toán theo chế độ, các chi phí phát sinh cũng được bệnh viện hỗ trợ một phần”.




Hình ảnh cháu V khi xuất viện

Trường hợp của bệnh nhân V là lời cảnh tỉnh cho việc lạm dụng rượu bia, sử dụng sai đối tượng. Do sự thiếu hiểu biết của người dân, đặc biệt là với bà con dân tộc thiểu số, rất nhiều người còn để rượu mua không rõ nguồn gốc ở các chỗ dễ lấy trong nhà nhà dẫn đến những hậu quả khó lường. Qua đây, các bác sĩ khuyên phụ huynh nên cẩn trọng khi mua rượu, đặc biệt là rượu tự nấu, rượu bán không được kiểm định tại các hộ gia đình. Quan trọng hơn, các gia đình có con nhỏ nên để rượu, các đồ uống có cồn xa tầm tay trẻ em, không cho trẻ thử, nếm để tránh tạo tò mò cho trẻ. Khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường sau khi tiếp xúc với đồ uống có cồn phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế tránh hậu quả khó lường có thể xảy ra.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image