16/01/2019
KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC
“Gây mê an toàn - Tự tin phẫu thuật”
A.LỊCH SỬ
Khoa Gây mê hồi sức - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ra đời vào ngày thành lập bệnh viện 15/03/2013 theo Quyết định số 3105/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND tỉnh Lào Cai. Với nhân lực ban đầu gồm 08 cán bộ; cơ sở hạ tầng gồm 03 phòng mổ và 01 phòng hồi tỉnh.
Đến tháng 10/2018, Bệnh viện Sản Nhi chuyển về địa điểm mới; khoa được tiếp nhận hệ thống cơ sở hạ tầng gồm 01 phòng tiền mê, 03 phòng hồi tỉnh, 05 phòng mổ với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu.
B. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Hiện tại tổng số nhân lực của khoa Gây mê hồi sức là 10 cán bộ, trong đó có 03 bác sỹ gây mê hồi sức, 05 KTV, 01 điều dưỡng và 01 dược sỹ.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức khoa Gây mê hồi sức
C. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
- Thực hiện tất cả các trường hợp vô cảm để phẫu thuật bao gồm gây mê, gây tê.
- Thực hiện hồi sức các bệnh nhân sau mổ.
- Thực hiện giảm đau trong chuyển dạ, giảm đau sau mổ, gây mê nội soi tiêu hóa.
- Thực hiện hội chẩn theo yêu cầu của các chuyên khoa.
- Chuyển giao một số kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới.
|
|
D. PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
Với mục tiêu đảm bảo tính mạng người bệnh giảm tai biến rủi ro, an toàn cho các cuộc phẫu thuật, tập thể cán bộ khoa không ngừng học tập nâng cao kiến thức, cập nhật kịp thời các kỹ thuật mới góp phần nâng cao chất lượng điều trị và khẩu hiệu “gây mê an toàn, tự tin phẫu thuật” đã trở thành phương châm của tập thể khoa.
E. THÀNH TỰU
Bằng sự nỗ lực phấn đấu lao động không mệt mỏi vượt qua nhiều khó khăn. Khoa gây mê hồi sức đã thực hiện gây mê, gây tê an toàn cho trung bình 2800 cas phẫu thuật mỗi năm; đặc biệt đã gây mê thành công và đảm bảo an toàn cho bệnh nhi sơ sinh từ 1000gram trở lên, góp phần không nhỏ vào thành công của sự nghiệp khám, chữa bệnh của bệnh viện. Khoa đã trưởng thành vượt bậc là một trong những khoa đi đầu của bệnh viện đã được Sở y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen.
G. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trong thời gian tới khoa sẽ thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu chuyên ngành gây mê hồi sức như: kỹ thuật đặt nội khí quản ngược dòng, thong khí chọn lọc một bên phổi, các phương pháp kiểm soát đường thở mới (nội soi ống mềm, gây mê mask thanh quản…), gây mê kiểm soát nồng độ đích (TCI), các kỹ thuật giảm đau tiên tiến (giảm đau ngoài màng cứng, giảm đau PCA, gây tê thân thần kinh, gây tê cạnh sống…)