Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 96
  • Trong tuần: 6 132
  • Tất cả: 1383744
Nội soi đường tiêu hóa dưới không đau tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

 

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai triển khai kỹ thuật nội soi tiêu hóa dưới gây mê không đau cho trẻ em. Triển khai kỹ thuật giúp người bệnh được thụ hưởng chất lượng y tế cao ngay tại địa phương.

1. Nội soi đường tiêu hóa dưới là gì?

Đường tiêu hóa dưới từ ngoài vào bao gồm hậu môn, trực tràng, đại tràng Sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng. Nội soi là phương pháp các bác sĩ dùng một ống soi mềm, đường kính nhỏ, được gắn đèn và máy quay phim rất nhỏ đưa từ ngả hậu môn vào đường tiêu hóa dưới để quan sát hình ảnh bên trong lòng trực tràng và đại tràng (còn được gọi chung là ruột già).

Nội soi đại tràng không đau tại BV Sản Nhi tỉnh Lào Cai

2. Tiến hành nội soi đường tiêu hóa dưới ở trẻ em

Trẻ sẽ được gây mê và ngủ suốt trong thời gian nội soi. Thời gian nội soi đại tràng ở trẻ chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút. Tuy nhiên, trước đó, cần khoảng 2 đến 3 tiếng để làm sạch đại tràng trước khi nội soi.

Sau khi nội soi trẻ sẽ được nằm theo dõi tại bệnh viện, đến khi tình hình sức khỏe của bé ổn định. Đặc biệt, nội soi gây mê đường tiêu hoá dưới không gây đau, không gây khó chịu và hầu hết trẻ có thể xuất viện về nhà trong ngày nội soi. Trước, trong và sau quá trình gây mê, trẻ được các bác sĩ chuyên khoa Gây mê hồi sức theo dõi chặt chẽ, sát sao.

3. Các trường hợp cần đưa trẻ đến nội soi đại trực tràng?

Các bác sĩ sẽ đề nghị trẻ nội soi khi nghi ngờ trẻ có bệnh ở đường tiêu hóa dưới như viêm loét, chảy máu, polyp, dị vật, và nhiễm trùng. Một số lý do thường gặp sau đây:

- Tiêu ra máu

- Tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân

- Thiếu máu không rõ nguyên nhân

- Tổn thương quanh hậu môn (lỗ rò, áp xe…)

- Nghi ngờ có tổn thương vùng đại trực tràng

- Nghi ngờ polyp đại trực tràng

- Nghi ngờ bệnh ruột viêm (bệnh Crohn hay viêm đại tràng xuất huyết)

- Dị vật vùng đại trực tràng

Nội soi giúp bác sĩ thấy rõ tổn thương niêm mạc trong lòng đại trực tràng mà các xét nghiệm như siêu âm, Xquang, CT scan… không khảo sát được. Từ đó, bác sĩ có thể quan sát được các bất thường đang xảy ra bên trong lòng ruột để chẩn đoán bệnh tiêu hóa chính xác nhất và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

4. Nội soi đại trực tràng có biến chứng nguy hiểm không?

Nội soi đại trực tràng rất phổ biến và khá an toàn. Tuy nhiên, thủ thuật này khó và phức tạp hơn nội soi tiêu hóa trên do ống tiêu hóa dưới dài và có những đoạn gập góc. Ngoài ra, bất cứ thủ thuật nào cũng có một số nguy cơ, và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Trường hợp phản ứng dị ứng với thuốc mê, hít sặc, chảy máu chỗ sinh thiết, chỗ cắt polyp, nhiễm trùng và thủng ruột thật sự rất hiếm gặp. Thông thường bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ gây mê sẽ khám thật kỹ cho trẻ trước khi quyết định thực hiện nội soi để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ khi làm thủ thuật.

5. Lưu ý

Để đảm bảo nội soi an toàn, phụ huynh cần:

- Thông báo cho bác sĩ biết các bệnh lý mạn tính của trẻ đặc biệt bệnh tim, phổi, gan, thận, đái tháo đường, máu khó đông.

- Thông báo cho bác sĩ biết tình trạng dị ứng của trẻ (thuốc, gây mê)

- Thông báo cho bác sĩ biết các thuốc trẻ đang uống, đặc biệt thuốc kháng đông.

- Tuân thủ các hướng dẫn chuẩn bị ruột trước nội soi của bác sĩ và điều dưỡng

Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai đã triển khai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và dưới với hệ thống máy nội soi dạ dày, đại tràng Olypus có dây soi mềm cỡ nhỏ soi được cho tất cả các lứa tuổi từ sơ sinh đến người lớn.

Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng được đào tạo bài bản tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Triển khai kĩ thuật sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân, là địa chỉ tin cậy cho người bệnh đặc biệt là trẻ em có thể nội soi và can thiệp các bệnh lý tiêu hóa ngay tại bệnh viện mà không phải chuyển tuyến, giảm chi phí chữa trị.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image