Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 10
  • Hôm nay: 380
  • Trong tuần: 8 925
  • Tất cả: 1460158
Cách khắc phục vết bầm tím sau rút kim tiêm

Những vết bầm tím sau rút kim luôn làm các cha mẹ lo lắng, băn khoăn. Điều dưỡng sau khi lấy máu xét nghiệm cho bệnh nhân luôn dặn dò hãy ấn chặt bông tại vị trí rút kim. Nhưng thực tế nhiều trường hợp bé vẫn bị chảy máu do cha mẹ lo lắng ấn chặt tại vị trí rút kim sẽ làm con đau nên.

Vết thâm sau rút kim do đâu mà có?

Do máu hoặc dịch lẽ ra phải ở trong lòng mạch thì bị thoát ra tổ chức mô/ cơ gây thâm tím.

Đâm kim vào tĩnh mạch gây tác động gì lên thành mạch?

Hãy tưởng tượng tĩnh mạch của bạn là một đường ống nước có nhiệm vụ dẫn truyền máu. Khi đâm kim vào tĩnh mạch có nghĩa là đâm thủng đường ống ấy và dẫn máu ra ngoài một lượng vừa đủ để làm xét nghiệm hoặc tạo đường tiêm truyền.

Vậy khi rút kim ra khỏi tĩnh mạch thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Khi rút kim ra khỏi tĩnh mạch thì lỗ thủng do kim tạo ra vẫn còn đó, hãy tưởng tượng đường ống nước giờ đã có thêm 1 lỗ thủng trên bề mặt. Và nếu lỗ thủng ấy không được bịt chặt thì có nghĩa là nước trong đường ống mà ở đây là máu trong tĩnh mạch sẽ theo lỗ thủng phụt ra ngoài, chính xác là nó tràn ra mô, cơ.

Vậy chúng ta cần làm gì?

Cần ngăn việc máu tới lỗ thủng và thoát ra ngoài lỗ thủng của thành mạch. Điều dưỡng sẽ dùng bông hoặc gạc sạch đắp lên vị trí vừa rút kim, và dùng lực ấn tại vị trí đó.

Bạn cần ấn chặt đủ thời gian để toàn bộ quá trình đông cầm máu được kích hoạt và có hiệu lực, trung bình là 3-5 phút.

Ngay cả khi điều dưỡng đã giúp bạn dán băng urgo hoặc băng dính lên vị trí rút kim bạn vẫn cần ấn thêm lực, bởi máu vẫn có nguy cơ rỉ ra từ vị trí lỗ thủng của thành mạch.

Nếu bạn ấn thực sự chặt thì tay con bạn sẽ ko bị thâm tím chút nào.

Đừng lo sợ bé sẽ bị đau khi ấn chặt bông bởi để máu thoát ra tổ chức gây thâm tím bé sẽ đau hơn và thời gian đau lâu hơn.

anh tin bai

Vết bầm có nguy hiểm ko?

Sau 7 - 10 ngày vết bầm này sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị, nhưng bạn nhớ tuyệt đối không xoa bóp dầu hoặc chườm nóng vào chỗ lấy máu vì sẽ làm vết bầm tím lan rộng hơn. Nếu muốn nhanh tan vết bầm, bạn nên chườm lạnh ngay tại vết bầm trong 48 giờ đầu, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 10-20 phút

1 số vết bầm tím bất thường khác: Xuất hiện các nốt xuất huyết có kích thước nhỏ màu tím hoặc đỏ, thường sẽ xuất hiện ở cẳng chân, chảy máu kéo dài tại vết thương hoặc rất dễ bầm tím, ban xuất huyếtcó thể do nguyên nhâncác bệnh về máu như Xuất huyết giảm tiểu cầu, Hemophilia,…Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khám và làm các xét nghiệm cần thiết để xử trí kịp thời.

Xử lý cục bông/ gạc sau cầm máu

Thực tế đã có nhiều cha mẹ để tới ngày hôm sau không dám cho con tắm.

Hãy loại bỏ cục bông/ gạc sau khi máu đã cầm(khoảng 7 – 10 phút). Cha mẹ không nên để lâu bởi bông có dính máu có thể là nguy cơ gây nhiễm trùng.

Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai với đội ngũ điều dưỡng chuyên khoa, giàu kinh nghiệm tiêm truyền cho các bé từ sơ sinh trở lên, chính là địa chỉ tin cậy được nhiều bậc cha mẹ gửi gắm chăm sóc sức khỏe cho con yêu.

 

ĐD Hoàng Thị Bích Ngọc – Ngoại Nhi LCK
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !