Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 28
  • Hôm nay: 77
  • Trong tuần: 8 015
  • Tất cả: 1521312
Chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân là do sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiết niệu (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể không có triệu chứng hay chỉ khiến cho trẻ có giác không khỏe hay bệnh rất nặng.

  
anh tin bai

Ảnh minh họa: Internet.

Những triệu chứng ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hay sơ sinh có triệu chứng rất thầm lặng và không điển hình. Các bé không thể than thở hay nêu lên sự khó chịu liên quan đến đường tiểu và bạn cũng khó theo dõi được việc trẻ đi tiểu lắt nhắt nhiều lần hơn bình thường (do trẻ thường được quấn tả và bình thường thì số lần đi tiểu của trẻ cũng đã rất nhiều). Các bé thường biểu hiện qua các dấu hiệu gián tiếp như sốt, bứt rứt, khó chịu, quấy khóc. Đối với trẻ càng nhỏ thì bệnh có thể biểu hiện nặng hơn do tình trạng nhiễm trùng huyết (vi trùng xâm nhập vào máu và lan nhanh khắp cơ thể).

Những triệu chứng ở trẻ trên 3 tuổi:

Những triệu chứng nhiễm trùng tiểu ở trẻ lớn thường giống người lớn với những biểu hiện như sau:

- Than đau khi đi tiểu, tiểu buốt.

- Đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần hơn bình thường.

- Tiểu són trong quần.

- Nước tiểu có màu sắc bất thường

- Cảm giác mệt mỏi, không khỏe trong người.

- Mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn.

- Sốt cao.

- Đau vùng bụng dưới hay đau vùng hông lưng.

 

Chăm sóc và phòng bệnh

Sau khi trẻ được phát hiện nhiễm khuẩn tiết niệu bác sĩ sẽ tùy tình trạng bệnh của trẻ, tùy loại vi khuẩn mắc nhiễm mà trẻ được nhập viện để tiêm kháng sinh hay chỉ cần uống thuốc theo đơn và theo dõi tại nhà.

Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ cha mẹ trẻ phải luôn quan tâm đến việc vệ sinh và những sinh hoạt thường ngày của trẻ.

- Với trẻ nhỏ: cần lau khô và thay tã cho trẻ ngay sau khi đi vệ sinh.

- Với trẻ gái: cha mẹ nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng.

- Với trẻ trai: quan sát trẻ đi tiểu nếu thấy phồng bao quy đầu hoặc tia tiểu nhỏ cần cho trẻ khám ngay vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu. Đây là điều kiện thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

- Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau củ quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn.

- Khuyến khích trẻ đi vệ sinh thường xuyên.

- Phòng ngừa táo bón.

Khi trẻ có những biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời tránh các biến chứng nặng của bệnh.


 

ĐD. La Thùy Linh - Khoa Nhi
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !