Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 667
  • Trong tuần: 6 717
  • Tất cả: 1383568
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO Ở TRẺ EM

Thời gian qua, khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai có tiếp nhận một số bệnh nhân bị chấn thương sọ não do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có 01 bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông mặc dù đã được phẫu thuật kịp thời nhưng để lại di chứng rất nặng nề.

Các bệnh nhân nhi bị chấn thương sọ não đều còn ở những độ tuổi chưa biết tự bảo vệ và chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh và gia đình bệnh nhân cũng không có kiến thức trong việc sơ cứu khi trẻ có dấu hiệu của chấn thương sọ não. Vậy, chấn thương sọ não là gì, phải làm gì khi trẻ bị chấn thương sọ não?

Chấn thương sọ não (CTSN) có thể do va chạm mạnh, va đập vào đầu hoặc cơ thể hoặc do một vật thể xuyên qua hộp sọ và đi vào não. Không phải tất cả các cú đánh hoặc va đập vào đầu đều dẫn đến CTSN.

Triệu chứng

Chấn thương sọ não có thể gây ra những ảnh hưởng về thể chất và tâm lý trên phạm vi rộng. Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau đó, trong khi những dấu hiệu hoặc triệu chứng khác có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần sau.

Triệu chứng của trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chấn thương sọ não có thể không thể truyền đạt được các cơn đau đầu, các vấn đề về cảm giác, lú lẫn và các triệu chứng tương tự. Ở một đứa trẻ bị chấn thương sọ não, bạn có thể quan sát thấy:

·  Thay đổi thói quen ăn uống hoặc cho con bú;

·  Khóc dai dẳng, khó chịu hoặc cáu kỉnh; không có khả năng được an ủi

·  Thay đổi khả năng chú ý;

·  Thiếu hứng thú với đồ chơi hoặc hoạt động yêu thích;

·  Những thay đổi về kiểu ngủ;

·  Co giật;

·  Tinh thần buồn bã hoặc trầm cảm;

·  Mất một kỹ năng, chẳng hạn như đại, tiểu tiện không tự chủ;

·  Mất thăng bằng hoặc bước đi không vững;

·  Nôn mửa;

anh tin bai

Khi nào cần gặp bác sĩ

Cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám nếu con bị một va chạm vào đầu, cơ thể khiến bạn lo lắng hoặc gây ra những thay đổi về hành vi. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của chấn thương sọ não sau va chạm gần đây hoặc chấn thương khác ở đầu, khi trẻ có những dấu hiệu của CTSN cần đặc biệt chú ý đến vấn đề di chuyển bệnh nhân đảm bảo an toàn để tránh làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn, nên xin ý kiến tư vấn của nhân viên y tế có chuyên môn để vận chuyển bệnh nhân đảm bảo an toàn.

Các thuật ngữ “nhẹ”, “trung bình” và “nặng” được sử dụng để mô tả ảnh hưởng của chấn thương lên chức năng não. Chấn thương sọ não nhẹ vẫn là chấn thương nghiêm trọng cần được quan tâm kịp thời và chẩn đoán chính xác.

 

Ths. Bs: Vũ Thị Hải Yến - HSCC