Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 32
  • Hôm nay: 225
  • Trong tuần: 6 415
  • Tất cả: 1511841
CHỌC ỐI SÀNG LỌC TRƯỚC SINH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI LÀO CAI

Ngày 31/5/2024, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai thực hiện ca chọc ối đầu tiên tại Lào Cai. Sản phụ L.T.T 22 tuổi, tiền sử con lần 1 có bệnh thalassemia (thiếu máu huyết tán), lần này thai 19 tuần gia đình lo lắng em bé mang gen bệnh nên vào viện để đăng ký chọc ối sàng lọc trước sinh.

  
anh tin bai

Hình ảnh bác sỹ siêu âm chuẩn bị chọc ối

Chọc ối là một kĩ thuật cao và chuyên sâu được thực hiện để lấy mẫu nước ối của thai. Kĩ thuật được thực hiên bằng cách sử dụng một kim nhỏ xuyên qua thành bụng và cơ tử cung vào buồng ối. Mẫu nước ối sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra một số bệnh lý của thai.

Chọc ối có thể giúp bạn biết được liệu thai nhi có bị các bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể hoặc một số bệnh di truyền hay không. Đôi khi, chọc ối được thực hiện để kiểm tra một số tình trạng khác của thai như nhóm máu, tình trạng nhiễm trùng.

Xét nghiệm này được chỉ định khi thai kỳ có các yếu tố nghi ngờ bị bệnh lý về gen hoặc nhiễm sắc thể, bệnh di truyền hoặc nhiễm trùng bào thai. Hoặc sau khi sàng lọc thai có nghi ngờ có bất thường di truyền,…

Quy trình thực hiện

Chọc ối là một thủ thuật được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán trước sinh, có kinh nghiệm, được đào tạo về chọc ối. Kĩ thuật sẽ được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Sau khi kiểm tra em bé bằng siêu âm nhằm tìm vị trí an toàn để đâm kim vào buồng ối, tránh chạm phải thai, dây rốn và các mạch máu lớn ở bánh nhau.

Bác sĩ sẽ làm sạch vùng da cần chọc kim bằng dung dịch sát khuẩn sau đó thực hiện kĩ thuật này. Thông thường, chỉ cần vài phút để thực hiện xong thủ thuật, khoảng 10- 15ml nước ối sẽ được lấy ra để chuyển đến phòng xét nghiệm. Trong quá trình làm thủ thuật, bạn vẫn tỉnh táo và không cần phải gây mê.

anh tin bai
anh tin bai

Một số lo lắng khi chọc ối.

Chọc ối có đau không?

Mức độ đau của chọc ối cũng tương tự như khi bạn lấy máu ở tay. Hầu hết mẹ bầu trải qua chọc ối mà không cần dùng thuốc giảm đau.

Nguy cơ gì có thể gặp phải sau khi chọc ối?

Chọc ối làm tăng nhẹ nguy cơ sảy thai. Ước tính nguy cơ sảy thai do chọc ối thấp hơn 0,5%. Lượng ối lấy ra rất ít (khoảng 10 -15ml) nên sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cần chuẩn bị gì trước khi chọc ối?

Kiểm tra tuổi thai trước khi chọc ối là việc rất quan trọng. Chọc ối được khuyến cáo thực hiện từ sau 16 tuần, lúc này nguy cơ cho thai nhi là thấp nhất.

Bạn cũng cần được xác định nhóm máu trước khi làm thủ thuật. Nếu bạn có nhóm máu Rhesus âm, bạn cần tiêm 1 liều Kháng thể miễn dịch (anti-D) sau thủ thuật.

Xét nghiệm kiểm tra các bệnh lý truyền nhiễm như viêm gan B, C, HIV nên được thực hiện trước khi làm thủ thuật.

Bạn có thể ăn uống bình thường và không cần chuẩn bị đặc biệt gì trước thủ thuật.

Theo dõi sau thủ thuật

Sau thủ thuật, bạn sẽ được dùng kháng sinh, nghỉ ngơi tại giường 1-2h sau đó có thể sinh hoạt bình thường nhưng nên tránh các hoạt động nặng.

Dấu hiệu bất thường như ra máu âm đạo, đau bụng, sốt cao hoặc dịch tiết âm đạo bất thường sản phụ nên đến bệnh viện ngay để kiểm tra.

Kết quả chọc ối sẽ có sau 1-2 tuần, sau khi có kết quả các bác sỹ chuyên khoa sẽ có tư vấn cho các mẹ bầu.


Bs Trần Văn Tuyển - Khoa sản
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !