Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 13
  • Hôm nay: 298
  • Trong tuần: 9 881
  • Tất cả: 1553129
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ SAU NẠO VA

VA là tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu (lympho) nằm ở vòm họng, khi hít thở không khí sẽ đi vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi. Bình thường độ dày của VA khoảng 4-5mm, không cản trở đường thở. VA phát triển mạnh nhất ở trẻ nhỏ từ 6 tháng - 4 tuổi và thoái triển từ 5- 6 tuổi trở đi.

   VA giữ chức năng nhận diện vi khuẩn, tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng. Chính vì thế, VA tiếp xúc với vi khuẩn một cách thường xuyên và có thể bị vi khuẩn tấn công nếu chủ thể có sức đề kháng yếu, vệ sinh không đảm bảo hoặc do yếu tố thời tiết chuyển mùa, khói bụi… gây nên viêm VA.

Viêm VA cấp tính:

- Sốt cao > 38 độ C

- Chảy nước mũi ban đầu sau đó đặc và có mũi

- Nghẹt mũi, khó thở

Viêm VA mạn tính:

- Ho và ốm vặt thường xuyên

- Nghẹt mũi, khó thở

- Mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

 Nên hay không nên nạo VA cho bé ?

Nạo VA là phương pháp hữu hiệu để xử lý triệt để ổ trú ngụ của vi khuẩn có hại cũng như các triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phẫu thuật này với người bệnh nhí.

Khi nào trẻ cần nạo VA ?

Sau khi thăm khám và có kết quả chẩn đoán tình trạng viêm VA của trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp. Trẻ trong những trường hợp sau sẽ được chỉ định phẫu thuật:

- VA viêm tái phát nhiều lần, hơn 5 lần/năm.

- Viêm VA biến chứng thành viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang,…

- Trẻ khó thở, thậm chí ngưng thở khi ngủ.

anh tin bai

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật nạo VA

- Sau khi nạo VA vài ngày, bé thường có cảm giác choáng váng, buồn nôn hoặc nôn. Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần được đổi sang thức ăn mềm, nguội, dạng lỏng.

- Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, có thể bổ sung thêm nước trái cây nhằm tăng sức đề kháng.

- Khi trẻ đã hết tình trạng nôn và buồn nôn, mẹ có thể tăng dần mức độ đặc của thức ăn cho tới lúc bé ăn được theo chế độ bình thường.

- Chườm ấm bằng túi hay hướng dẫn tập các bài tập xoay cổ sẽ giúp trẻ bớt đau do tư thế nằm phẫu thuật gây ra.

- Vệ sinh răng miệng cho con hàng ngày theo đúng cách.

- Cho bé súc miệng nước muối sinh lý mỗi ngày để sát khuẩn, tiêu viêm.

- Trẻ không nên xì mũi trong vòng 7 ngày sau khi nạo VA.

- Đảm bảo môi trường sống của bé đủ độ ẩm, phòng ngủ có thể dùng máy phun sương tránh cho họng bị khô, bé dễ dàng hít thở hơn.

- Phụ huynh cần sắp xếp cho trẻ thời gian nghỉ ngơi vài ngày, giúp bé bình phục sớm.

- Cho bé uống thuốc theo kê đơn và chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối phụ huynh không tự ý thay đổi thuốc hay làm sai chỉ định của bác sĩ để tránh những hệ quả xấu.

Nạo VA cho trẻ không phải vấn đề nghiêm trọng. Điều cần thiết là cha mẹ nên tìm hiểu kỹ, chọn lựa đúng đắn cơ sở y tế với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa sâu và đầy đủ trang thiết bị y tế.

  Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa sâu về Tai Mũi Họng hàng ngày thường xuyên tiếp nhận và thăm khám cho nhiều trẻ em, phát hiện nhiều trẻ bị viêm Amidan và V.A đã được bác sỹ tư vấn can thiệp kịp thời.

☎️ Quý cha mẹ quan tâm vui lòng liên hệ tư vấn:

Hotline: 0868966028 hoặc nhắn tin qua Fanpage: Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai hoặc đến trực tiếp Phòng khám Tai Mũi Họng – Tầng 2 – Nhà B của đơn vị.

 

                                                    

Phạm Mai Loan – Khoa GMHS
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !