Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 16
  • Hôm nay: 178
  • Trong tuần: 6 368
  • Tất cả: 1511794
KINH NGHIỆM ĐƯA TRẺ ĐI TIÊM CHỦNG

Trẻ càng nhỏ, khả năng mắc bệnh truyễn nhiễm càng cao, biến chứng càng nặng. Tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch, đặc biệt là trong những năm đầu đời giúp trẻ được bảo vệ tốt trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tránh nguy cơ biến chứng, nhập viện và điều trị tốn kém. Việc tiêm chủng vắc xin quan trọng như vậy nên các bài viết này giúp các mẹ có được những kinh nghiệm khi đưa trẻ đi tiêm

anh tin bai
 

Những việc cần chuẩn bị trước khi trẻ tiêm chủng:

- Mang theo sổ tiêm chủng để bác sỹ theo dõi lịch sử tiêm chủng của trẻ trước đó và đánh dấu những mũi tiêm tiếp theo.

- Trước khi tiêm chủng, trẻ được bác sĩ khám sàng lọc: Đo thân nhiệt, quan sát nhịp thở, nghe phổi, nghe tim, phát hiện các bất thường khác. Ba mẹ thông báo cho bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ (như trẻ có tiền sử bệnh gì, có đang phải uống thuốc kháng sinh, dị ứng với thành phần gì....)

anh tin bai

Bác sỹ khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

Trong khi tiêm: Ba mẹ nghe kĩ điều dưỡng tiêm giới thiệu về tên loại vắc xin, hạn sử dụng, nước sản xuất, phản ứng có thể gặp sau tiêm.

Sau khi tiêm:

Theo dõi sau tiêm chủng:

- Bố mẹ cần theo dõi con tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện những bất thường như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, thở nhanh, thở ngắt quãng, nghẹt thở hoặc khó thở, thở rít, tím tái, da nổi mẩn đỏ...cần báo ngay cho nhân viên y tế.

- Sau 24-48h trẻ cần tiếp tục được theo dõi về: da niêm mạc, toàn trạng, thân nhiệt, nhịp thở, sinh hoạt hằng ngày bao gồm ăn, ngủ, chơi đùa.....

- Quan sát vùng tiêm và da toàn thân trẻ sau khi tiêm có ngứa, phát ban, nổi mẩn đỏ, mề đay, sưng phù mí mắt.

Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng:

- Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, uống nước nhiều, nếu trẻ còn bú mẹ cho trẻ bú nhiều.

- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường.

- Nếu vết tiêm sưng, đỏ bố mẹ có thể chườm mát.

- Không nên thoa hoặc bôi bất cứ thứ gì nên vết tiêm.

Những trường hợp cần tạm hoãn việc tiêm chủng:

- Trẻ suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tim, thận, gan...). Trẻ được tiêm chủng trở lại khi sức khỏe ổn định.

- Trẻ mắc các bệnh cấp tính nhiễm trùng, sốt bằng hơn 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt bằng dưới 35,5 độ C cũng được tiêm chủng trở lại sau khi khỏe mạnh, hết sốt.

- Trẻ dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan A, B) tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.

- Trẻ đang hoặc mới kết thúc điều trị bằng Corticoid liều cao (tương đương prednisone ≥ 2mg/kg/ngày); hóa, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng tạm hoãn vắc xin sống, giảm độc lực.

- Trẻ có cân nặng dưới 2.000g cần được khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

- Trẻ có tiền sử phản ứng sau tiêm tăng dần sau các lần tiêm chủng trước với cùng 1 loại vắc xin. Ví dụ, lần 1 trẻ tiêm không sốt; lần 2 sốt 39 độ C,… cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

- Trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh mạn tính ở tim, phổi, hệ tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

Phòng tiêm chủng Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa sâu, điều dưỡng giàu kinh nghiệm là địa chỉ được đông bảo các cha mẹ lựa chọn khi chăm sóc sức khoẻ cho con yêu. Vì mức độ quan trọng ba mẹ nên chọn cơ sở uy tín để tiêm chủng cho con đảm bảo hiệu quả, an toàn.

 

Nguyễn Thị Hồng Thanh - TCKT
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !