Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 77
  • Trong tuần: 5 658
  • Tất cả: 1373017
Một số điều cần biết về dị ứng kháng sinh

Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn và một số vi sinh vật khác.

Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.

anh tin bai

Hình ảnh một số kháng sinh tiêm sử dụng tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

 Một số trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh có thể gặp phải nguy cơ bị dị ứng. Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay sau khi bệnh nhân vừa sử dụng thuốc kháng sinh hoặc từ vài ngày đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc. Dị ứng kháng sinh có thể không xuất hiện trong lần sử dụng thuốc đầu tiên, tuy nhiên hệ thống miễn dịch lúc này đã bắt đầu nhạy cảm hơn với kháng sinh. Điều này khiến cho người bệnh có nguy cơ cao gặp phải các phản ứng dị ứng trong lần sử dụng thuốc kế tiếp.

          Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất khi bạn bị dị ứng kháng sinh:

-       Phát ban, da bị mẩn đỏ, ngứa, sốt, sưng hoặc bong tróc;

-       Họng bị căng tức, khó thở hoặc thở khò khè;

-       Bị đau bụng, tiêu chảy;

-       Chảy nước mắt hoặc mũi;

-       Gặp vấn đề về thị lực;

-       Sốc phản vệ.

          Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng, gây ra rối loạn chức năng lan rộng toàn hệ thống cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

-       Co thắt đường thở và cổ họng, gây khó thở;

-       Buồn nôn hoặc quặn bụng;

-       Nôn hoặc tiêu chảy;

-       Bồn chồn, hoảng hốt;

-       Mạch nhanh nhỏ khó bắt;

-       Hạ huyết áp;

-       Mất ý thức.Có thể tử vong

Xử lý như thế nào khi nghi ngờ dị ứng kháng sinh?

Nếu bạn nghi ngờ bị dị ứng 1 kháng sinh nào đó, bạn nên cung cấp thông tin tên thuốc có khả năng gây ra dị ứng cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho bạn làm thêm các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác tình trạng dị ứng kháng sinh của bạn như xét nghiệm máu, test dưới da, test áp bì, ... Bc sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc kháng sinh thay thế thích hợp và nó không có nguy cơ gây ra phản ứng chéo với những loại thuốc cũ

Phòng ngừa dị ứng kháng sinh

- Không nên tùy tiện sử dụng thuốc, nhất là đối với các trường hợp đã có tiền sử dị ứng thuốc. Thông báo cho nhân viên y tế khi bạn đến khám và điều trị tại bất kỳ cơ sở y tế nào nếu như đã có dị ứng với kháng sinh nào trước đó.

- Nên cảnh giác khi xảy ra tình trạng dị ứng thuốc, dù chỉ là các dấu hiệu nhẹ hay các triệu chứng  nặng như khó thở, phù nề thanh khí quản, suy tim cấp… phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất.

- Ngừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ khi xảy ra phản ứng dị ứng kháng sinh.

                                             

DS. Vương Lệ Hà – Khoa Dược – Vật tư y tế