Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 1026
  • Trong tuần: 9 571
  • Tất cả: 1460804
NHẬN BIẾT SỚM TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là tình trạng những trẻ không phát triển khả năng ngôn ngữ tiếp nhận và diễn đạt phù hợp với lứa tuổi thông thường của chúng.               

Nguyên nhân

- Nghe kém: Mọi mức độ nghe kém đều dẫn đến các vấn đề về phát triển ngôn ngữ bao gồm chậm nói.

- Tự kỉ: Những khó khăn về giao tiếp của trẻ tự kỉ cũng kéo theo những khó khăn về ngôn ngữ.

- Khuyết tật trí tuệ: Những trẻ chậm phát triển về mặt trí tuệ cũng gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ.

- Bại não: những trẻ bị bại não thường kéo theo chậm phát triển ngôn ngữ.

- Một vài nguyên nhân khác như: sự bỏ bê, không quan tâm của gia đình với trẻ; trẻ xem quá nhiều ti vi, điện thoại mà không có sự tương tác với người khác; tiền sử gia đình có người chậm phát triển ngôn ngữ…

- Một số trường hợp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ chưa xác định được nguyên nhân.

Nếu bố mẹ thấy con mình có những biểu hiện sau cần đưa con đi khám:

Trẻ không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ các mốc phát triển về ngôn ngữ tiếp nhận và diễn đạt so với các trẻ cùng độ tuổi. Đặc biệt, trẻ có các dấu hiệu chậm trễ sau:

- Trẻ 9 tháng: Không bập bẹ

- Trẻ 15 tháng: Không thể nói từ đầu tiên.

- Trẻ 18 tháng: Không thể nói các từ thích hợp.

- Trẻ 24 tháng: Không thể kết hợp từ; Bố mẹ không thể hiểu được lời nói của con.

- Trẻ 36 tháng:

+ Người lạ không thể hiểu được lời nói của con.

+ Phát triển lời nói chậm chạp.

+ Không thể hiện thích giao tiếp.

+ Vấn đề với điều khiển và phối hợp môi, lưỡi, hàm.

+ Nói lắp

- Trẻ 5-6 tuổi: Kỹ năng nhớ kém. Trẻ có khó khăn học màu sắc, con số, hình dạng hoặc các chữ cái.

 

Can thiệp cho trẻ chậm nói tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

          Với nguyên tắc điều trị:

- Điều trị theo nguyên nhân gây chậm phát triển ngôn ngữ.

- Điều trị phải căn cứ vào khả năng hiện tại của đứa trẻ để đặt mục tiêu- Có sự hướng dẫn cho phụ huynh của trẻ tham gia tích cực vào quá trình can thiệp của con.

Các bác sỹ chuyên khoa đã xây dựng các mục tiêu can thiệp dài hạn, ngắn hạn và mục tiêu từng buổi trị liệu về ngôn ngữ cho trẻ để thúc đẩy ngôn ngữ của trẻ bắt kịp với các trẻ cùng độ tuổi.

anh tin bai

Ngoài ra, các phụ huynh cũng là những nhân tố tích cực giúp con mình tiếp cận ngôn ngữ nhiều nhất và dễ dàng nhất:

- Âu yếm và vỗ về trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và được quan tâm.

- Trò chuyện, đọc sách và hát các bài hát trẻ ưa thích giúp trẻ tiếp xúc với nhiều từ, tăng vốn từ và hiểu được ngôn ngữ.

- Dành thời gian cho trẻ vận động, tương tác với mọi người và đồ vật xung quanh mỗi ngày.

- Tìm cách hiểu được tâm trạng của trẻ để lựa chọn thời điểm giao tiếp phù hợp. Tạo không gian an toàn cho trẻ khám phá.

- Trò chuyện khi đối diện và ở ngang tầm mắt của trẻ, hãy nhìn vào mắt trẻ.

- Hãy chờ đợi trẻ đáp ứng, cho trẻ thời gian để hiểu và bật âm.

- Cho trẻ giúp làm việc nhà đơn giản và khích lệ trẻ.

Đơn nguyên Tâm bệnh – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai với đội ngũ bác sỹ. điều dưỡng chuyên khoa, tận tâm, trách nhiệm hiện đang nhận được sự tin tưởng của nhiều phụ huynh. Thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho nhiều trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trên địa bàn tỉnh.

          Các cha mẹ nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

 

Đ.D Hoàng Thị Quanh Đơn nguyên Tâm bệnh-PHCN-YHCT
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !