Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp cấp tính do virus hợp bào hô hấp (RSV) tại nhà
Viêm đường hô hấp cấp tính là một bệnh thường gặp ở trẻ em, là nguyên nhân phổ biến và gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó nguyên nhân do virus chiếm 50-90%. Virus hợp bào hô hấp là một trong những căn nguyên virus quan trọng gây nhiễm khuẩn hô hấp dưới.
Ảnh minh họa: Internet.
Dịch dễ bùng phát: Khi thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè, thu sang đông giữa lạnh và ẩm, mưa lũ liên miên, tạo điều kiện cho virus sinh sôi nảy nở mạnh đặc biệt là virus RSV.
Đường lây: Virus RSV xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Nó dễ dàng lây lan trong không khí thông qua các giọt bắn mang mầm bệnh do người bệnh phát tán ra. RSV cũng truyền sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp như cùng chơi đồ chơi hay chạm vào bề mặt có virus RSV.
- Virus RSV xâm nhập vào mũi sẽ gây viêm niêm mạc mũi, làm bít tắc đường thở, virus đến các tiểu phế quản và phế nang làm tổ thương phế nang.
- Người bị nhiễm virus hợp bào có khả năng lây lan cao nhất trong vòng vài ngày đầu sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, virus vẫn có thể tiếp tục lây lan trong vài tuần sau đó.
Những trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm virus RSV là:
- Trẻ sinh non;
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi, suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính, cân nặng thấp khi đẻ (< 2000 grams), có dị tật bẩm sinh kèm theo như tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh, không được bú sữa mẹ;
- Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin A, trẻ sống trong gia đình có đời sống kinh tế xã hội thấp, đông đúc, gia đình đông con.
- Trẻ thường xuyên sống trong môi trường tập chung như nhà trẻ mẫu giáo.
Triệu chứng trẻ viêm đường hô hấp dưới cấp tính do RSV
- Những ngày đầu biểu hiện triệu chứng viêm đường hô hấp trên và sốt:
+ Sốt nhẹ, sốt cao hoặc không sốt
+ Ngạt mũi, chảy nước mũi trong, keo dính
+ Hắt hơi, đau họng
+ Ho khan dữ dội sau ho đờm trắng chuyển sang vàng
+ Tiến triển nhanh có thể khó thở, thở nhanh, tím tái, bỏ bú, co giật...
- Ngừng thở là dấu hiệu có thể xảy ra với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng.
Trẻ khỏe mạnh có thể biểu hiện triệu chứng thường nhẹ, không rõ ràng
Biến chứng: Viêm phổi, viêm tai giữa, hen phế quản… Tình trạng nặng có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.
+ Xét nghiệm dịch hầu họng: để chẩn đoán chính xác có virus RSV bằng test nhanh.
+ Đến nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa virus hợp bào hô hấp.
- Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu nhiễm RSV cần cho trẻ đi khám và để được chẩn đoán sớm kịp thời:
Cách chăm sóc:
Các gia đình có thể giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây nhiễm RSV cho con bằng cách:
* Đối với các người lớn:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
- Tránh sờ tay lên mặt, mũi hoặc miệng bằng tay chưa rửa sạch.
- Tránh tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn, bắt tay, dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống… với người khác nếu bạn hoặc họ bị bệnh.
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bạn thường xuyên chạm vào.
- Dùng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy đi và rửa tay sạch sẽ.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác nếu bạn được chẩn đoán nhiễm virus hợp bào.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
* Đối với trẻ nhỏ:
- Đối tượng có nguy cơ cao nhiễm RSV, hạn chế cho trẻ đến nơi công cộng như siêu thị, trung tâm thương mại… nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan virus trong mùa RSVđặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng xung quanh, vận động khoa học để tăng cường sức đề kháng.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi và thuốc lá.
- Tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng cúm, phế cầu là các bệnh hay mắc phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ.
- Trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.
- Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc RSV cần đến khám tại cơ sở y tế uy tín.
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai là địa chỉ tin cậy hàng đầu của tỉnh với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm và có đầy đủ các trang thiết bị, test RSV giúp chẩn đoán sớm để có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp, tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.