Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 3
  • Trong tuần: 6 039
  • Tất cả: 1383651
Những điều cần biết về Corticoid

Corticoid là một loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng để làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng corticoid nếu không đúng cách, không đúng chỉ định, không đúng liều lượng có thể gây nhiều tác tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.

Corticoid là một hormone được tiết ra ở vỏ thượng thận, có vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất. Glucocorticoids là nhóm thuốc thường được sử dụng với chỉ định chống viêm, chống dị ứng, chống thải ghép cơ quan... Và điều đáng lưu ý là khi dùng với những mục đích này thì liều thường cao hơn liều sinh lý nhiều lần, trong đó các nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn nhiều hơn.

anh tin bai

Các dạng thuốc corticoid

Liều dùng thuốc corticoid ở mỗi đối tượng bệnh sẽ khác nhau để nhằm giúp phát huy công dụng tối đa nhất.

- Dạng uống (viên, siro,...): Thường quá trình điều trị sẽ kéo dài nhiều ngày trong vài tuần để cơ thể có đủ thời gian đáp ứng với thuốc và phục hồi khả năng sản sinh hormone tự nhiên. Gồm: Betamethasone, budesonit, cortisone, dexamethasone, hydrocortisone, methylprednisolone.

- Dạng phun, hít, khí dụng: Sử dụng trong các bệnh mạn tính như COPD, hen phế quản. Gồm: Budesonide, Flunisolide, fluticasone propionate,...

- Dạng tiêm: Sử dụng với tác dùng toàn thân. Gồm: Betamethasone, cortisone, dexamethasone, hydrocortisone, methylprednisolone, prednisolone, prednisone, Triamcinolone...

- Dạng kem bôi hoặc mỡ dùng ngoài da: Corticoid dạng kem bôi thường dùng để thoa lên da với một lượng nhỏ và mỏng lên bề mặt da. Gồm: Fucicort, clothasone- D cream,...

Các tác dụng được dùng trong điều trị:

Corticoid có 3 công dụng chính gồm: Chống viêm, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên Corticoid chỉ phát huy tác dụng tốt khi sử dụng với nồng độ thích hợp tức nồng độ cortisol trong máu cao hơn nồng độ sinh lý.

- Tác dụng chống viêm: Corticoid có tác dụng chống viêm trong nhiều giai đoạn của quá trình viêm trong cơ thể. Corticoid giúp ức chế sự di chuyển bạch cầu về ổ viêm bằng việc kìm hãm phospholipase A2, giảm quá trình tổng hợp và giải phóng các leucotrien, prostaglandin, ức chế hoạt động giải phóng các men tiêu thể, giảm hoạt động thực bào và các bạch cầu đa nhân,…

- Tác dụng chống dị ứng: Corticoid giúp ức chế phospholipase C và phong tỏa hoạt động giải phóng trung gian các hóa học tham gia vào phản ứng dị ứng như IgE, histamin, serotonin…

- Tác dụng ức chế miễn dịch: Corticoid giúp ức chế hoạt động miễn dịch tế bào, ức chế quá trình tăng sinh và hoạt tính gây độc của các  lympho T. Đồn thời kìm hãm sản xuất TNF và làm suy giảm các hoạt tính diệt khuẩn. 

Tác dụng không mong muốn:

- Cơ xương khớp: Loãng xương, hoại tử xương vô mạch, bệnh cơ.

- Nội tiết và chuyển hóa: Tăng đường huyết, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng cân, hội chứng cushing, ức chế tăng trưởng, ức chế tuyến thượng thận.

- Tiêu hóa: Viêm dạ dày, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng tạng, gan nhiễm mỡ, viêm tụy.

- Tim mạch: Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim.

- Da liễu: Bệnh da liễu, teo da, vết bầm tím, ban xuất huyết, ăn mòn, ran da, chậm lành vết thương, dễ bầm tím, mụn chứng cá, rậm lông, rụng tóc.

- Tâm thần kinh: Thay đổi tâm trạng, trầm cảm, hưng phấn, tâm trạng bất ổn.

- Nhãn khoa: Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, sụp mi, giãn đồng tử.

- Hệ miễn dịch: Ức chế miễn dịch qua trung gian tế bào, gây nhiễm trùng, kích hoạt lại nhiễm trùng tiềm ẩn.

Bộ y tế khuyến cáo, người bệnh khi sử dụng các nhóm thuốc corticoid nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay với bác sĩ điều trị. Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc corticoid khi được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không sử dụng thuốc liều lượng nhiều hoặc ít hơn nếu không được sự cho phép của bác sĩ.                                                                                                                                                                


ĐD Phạm Thị Hạnh - TN