Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 14
  • Hôm nay: 166
  • Trong tuần: 8 711
  • Tất cả: 1459944
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM TUYẾN GIÁP CẤP MỦ Ở TRẺ EM

Viêm tuyến giáp cấp mủ (VTGCM) là tổn thương viêm khu trú của tuyến giáp trạng do vi khuẩn gây ra. VTGCM là dạng bệnh hiếm gặp, nguyên nhân thường do lỗ dò bẩm sinh, chủ yếu là do lỗ dò xoang lê, trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm tuyến giáp sinh mủ hơn người trưởng thành. Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đã gặp 1 số trường hợp viêm tuyến giáp cấp tính ở trẻ em.

anh tin bai

Hình ảnh tuyến giáp

Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp cấp mủ

Nguyên nhân thường gặp nhất là các vi khuẩn Gram (+) hiếu khí như: tụ cầu vàng, liên cầu, tiếp đó là các vi khuẩn khác như Klebsiella, Hemophilus influenzae, trực khuẩn đường ruột…

Triệu chứng lâm sàng của viêm tuyến giáp cấp mủ

Các triệu chứng thường cấp tính, rầm rộ:

- Triệu chứng nhiễm trùng: sốt dao động từ 38◦C - 40◦C, có thể kèm theo rét run, vẻ mặt nhiễm trùng.

- Vùng tuyến giáp sưng, nóng, đỏ đau, có thể vỡ mủ.

- Các triệu chứng khác: khó nuốt, vận động cổ hạn chế.

- Không có biểu hiện suy hay cường chức năng tuyến giáp.

Phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán

- Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu tăng vừa đến cao.

- Tốc độ máu lắng tăng.

- CRP tăng.

- Siêu âm tuyến giáp: tuyến giáp to hơn bình thường, có khối âm hỗn hợp.

anh tin bai

Hình ảnh siêu âm viêm tuyến giáp cấp mủ

của một bệnh nhi 22 tháng tại BVSN Lào Cai

- Chọc hút tuyến giáp thấy có bạch cầu đa nhân thoái hóa, có thể lấy được mủ để cấy và làm kháng sinh đồ.

- Nội soi hạ hầu thanh quản: Sau khi điều trị nội khoa ổn định làm nội soi hạ hầu thanh quảng để xác định đường dò bẩm sinh liên quan đến tuyến giáp.

Biến chứng của VTGCM

- Apxe tuyến giáp: biến chứng thường gặp;

- Nhiễm trùng hệ thống: hiếm gặp;

- Chảy máu tuyến giáp;

- Rối loạn chức năng tuyến giáp.

Các phương pháp điều trị:

- Điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh

Dẫn lưu mủ khi hoá mủ hoàn toàn: một kỹ thuật sử dụng một cây kim nhỏ chích qua da, đưa vào ổ áp xe tuyến giáp để hút hết dịch nhiễm trùng ra khỏi cơ thể với sự hỗ trợ của siêu âm.

- Kỹ thuật này có thể thực hiện đồng thời với kỹ thuật chọc hút lấy tế bào tuyến giáp để phục vụ xét nghiệm và lấy mủ để nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Được thực hiện khi người bệnh có ổ mủ rõ ràng cần được dẫn lưu.

- Cắt bỏ đường dò xoang lê.

- Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp hiếm khi được chỉ định. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh hay dẫn lưu áp xe qua da không hiệu quả, bướu giáp to chèn ép cổ họng và đường thở của người bệnh, phương pháp phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ ổ áp xe cho người bệnh.

Các biểu hiện chủ yếu của viêm tuyến giáp là sưng đau ở vị trí tuyến giáp, khó nuốt, có thể kèm theo sốt. Khi gia đình phát hiện các bất thường và triệu chứng nghi ngờ bệnh tuyến giáp thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị tốt nhất.                                                                                  

                                            
BS Trần Thị Chinh – Khoa Nhi
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !