Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 25
  • Hôm nay: 586
  • Trong tuần: 9 768
  • Tất cả: 1688879
TĂNG CÂN TRONG THAI KÌ

Tăng cân hợp lý khi mang thai giúp đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng cân nặng của người mẹ trước khi mang thai.

Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI(*)) trước khi có thai của người mẹ mà khuyến nghị mức tăng cân như sau:

(*)  Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)

Mức tăng cân theo từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng cân nặng của người mẹ trước khi mang thai

1) Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9): mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg. Mức tăng cụ thể như sau:

anh tin bai

Nguồn: Internet

2) Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.

3) Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (BMI: > hoặc bằng 25): mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai.

Lưu ý:

- Từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu nên tăng trong khoảng 1,5 – 2kg mỗi tháng. Nên kiểm tra cân nặng đều đặn và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ tăng ít hơn 1kg hay quá 3 kg mỗi tháng.

- Tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên lưu ý rằng “ăn cho 2 người” không đồng nghĩa là “ăn gấp đôi”, điều quan trọng là người mẹ phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng (lưu ý không được ăn quá ngọt hay quá béo).

- Thời gian mang thai KHÔNG phải là khoảng thời gian thích hợp cho việc giảm cân giữ dáng vì vậy bà mẹ không nên lười ăn, bỏ bữa.

- Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sinh non, tăng tỉ lệ sinh mổ.

- Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy sinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.

Làm thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai?

1. Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Theo đó, chế độ ăn cho bà bầu cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:

Nhóm chất bột (bao gồm gạo, mì, ngô, khoai...)

* Nhóm chất đạm (bổ sung qua thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ...)

* Nhóm chất béo (có nhiều trong dầu, mỡ, vừng, lạc...)

* Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ (trong các loại rau có màu xanh và quả chín)

Lưu ý, thai phụ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không ăn những thức ăn chưa được nấu chín, không rõ nguồn gốc, quá nhiều gia vị... Để đáp ứng tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai, người mẹ cần được cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé, bao gồm:

* Các vitamin nhóm A, B, C, D, E, K: Có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày.

* Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, váng sữa, sữa chua...

* Acid folic: Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau có màu xanh thẫm, súp-lơ, các loại đậu...

* Omega 3: Trong thành phần dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá...

* Protein: Có trong các loại thực phẩm như cá, gà, thịt, trứng và đậu, giúp cho quá trình tạo cơ, xương và tạo máu.

* Sắt: Rất quan trọng trong sự tạo máu, vận chuyển oxy, có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc trong các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả tự nhiên như đậu đỗ...

* Kẽm: Rất giàu trong cá, hải sản, thịt gia cầm và sữa. Kẽm là nguyên tố cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu của em bé. Kẽm còn đóng vai trò nhất định cho sự phát triển của trẻ trước và sau sinh.

* Iốt: cần bổ sung iốt để hoàn thiện sự phát triển não bộ của trẻ.

Bên cạnh đó, thai phụ cần chú ý bổ sung ít nhất 8 ly nước lọc hoặc nước trái cây mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng mất nước, táo bón, ảnh hưởng đến lượng nước ối và túi ối.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu cần sử dụng các viên uống bổ sung này với liều lượng hợp lý và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

2. Chế độ sinh hoạt và làm việc

- Phụ nữ mang thai nên làm việc theo khả năng của mình, không được làm việc quá sức.

- Tránh các công việc ở trên cao hoặc ngâm mình dưới nước. Trong khi làm việc, nên nghỉ giải lao hợp lý.

- Giai đoạn cuối của thai kỳ, bà bầu cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức và con tăng cân.

- Nên vận động thật nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà vừa phải, không nên nghỉ ngơi thụ động một chỗ.

- Đảm bảo giấc ngủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng, nên ngủ trưa vừa đủ để phục hồi cơ thể.

- Giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh xảy ra căng thẳng, lo âu phiền muộn.

- Hạn chế đi xa, khi có việc ra ngoài, cần có người hỗ trợ.

- Giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng, tránh khói thuốc lá, bụi bẩn.

Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú – Bộ Y tế Việt Nam

WHO/Healthy eating during pregnancy and breasfeeding

 

NHS Sùng Thị Bình – Phụ
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !