Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 623
  • Trong tuần: 6 119
  • Tất cả: 1372903
Tiêm huyết thanh Viêm gan B cho trẻ sau sinh giảm lây nhiễm từ mẹ sang con

Trong thời kỳ mang thai, viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con với tỉ lệ nhỏ hơn 2%; nhưng trong giai đoạn chuyển dạ thì khả năng lây nhiễm rất cao. Vì vậy, nếu người mẹ bị viêm gan B, cần tiêm vắc xin phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B tốt nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây bệnh.

Huyết thanh viêm gan B là gì?

Huyết thanh viêm gan B còn được hiểu là Globulin sẽ miễn dịch với virus HBV, giúp tạo ra hệ miễn dịch thụ động. Hoặc cũng được hiểu là chủng dự phòng giúp trẻ có kháng thể nhanh chóng. Ngoài việc tiêm vacxin ngừa viêm gan B chúng ta nên phối hợp với việc tiêm thêm huyết thanh viêm gan B ngay sau khi sinh trong vòng 12-24 giờ đầu sẽ hình thành nên bức tường chắc chắn bảo vệ trẻ không bị lây nhiễm bởi virus viêm gan B từ người mẹ đã nhiễm bệnh trước đó.

Đối tượng tiêm huyết thanh viêm gan B

Huyết thanh viêm gan B được sử dụng giúp tạo ra miễn dịch thụ động nhằm phòng ngừa nhiễm bệnh viêm gan B, áp dụng cho các đối tượng như sau:

- Trẻ sơ sinh khi mẹ dương tính với virus HBV.

- Những người tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết từ virus HBV.

- Các đối tượng tái nhiễm viêm gan B sau khi phẫu thuật cấy ghép gan cho bệnh nhân suy gan do viêm gan B gây ra.

- Người tình cờ phơi nhiễm virus HBV trong khi cơ thể chưa có miễn dịch.

anh tin bai

Đường lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con

- Viêm gan B lây truyền qua các con đường: Từ mẹ sang con, truyền máu, quan hệ tình dục. Trong đó, tỷ lệ viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thuộc vào thời điểm người mẹ bị bệnh. Nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ có tỷ lệ truyền bệnh sang con là 1%. Nếu thai phụ mắc bệnh trong 3 tháng giữa thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh sang con là 10%. Với trường hợp mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ truyền bệnh lên tới 60 - 70%.

- Về đường lây bệnh, viêm gan B chủ yếu lây từ mẹ sang con trong lúc mang thai và sinh đẻ: Máu từ nhau thai truyền cho bé; sản dịch, máu của mẹ lây cho trẻ sơ sinh; trẻ sơ sinh hít hoặc nuốt phải dịch có virus viêm gan B từ người mẹ,... Người mẹ sinh thường hay sinh mổ đều có thể truyền virus viêm gan B cho con trong lúc chuyển dạ.

Thứ tự chi tiết việc tiêm ngừa vacxin cho trẻ khi có mẹ nhiễm virus viêm gan B

Bé còn sơ sinh: Nên tiêm trong 24 giờ và 12 giờ sau khi sinh. Kết hợp với tiêm huyết thanh viêm gan B sẽ giúp kết quả vượt ngoài mong đợi mà còn an toàn cho cả mẹ và bé.

Mũi 1: Được tiêm khi bé đã đủ 2 tháng tuổi.

* Mũi 2: Bé đủ 3 tháng tuổi

* Mũi 3: Bé đủ 4 tháng tuổi

* Mũi nhắc lại: Bé đủ 18 tháng tuổi

Lưu ý việc tiêm vacxin viêm gan B nên hoàn tất trước khi bé được 24 tháng tuổi nhằm tránh rủi ro và mang lại hiệu quả cao.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm huyết thanh viên gan B

- Phản ứng tại vị trí tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, nóng, sưng phù, đau, ngứa, phát ban

- Phản ứng toàn thân: Ban đỏ, ngứa da, buồn nôn và nôn ói, sốt, ớn lạnh, khó chịu, đau đầu

- Phản ứng hiếm gặp: Đau khớp, quá mẫn và sốc phản vệ, hạ huyết áp, tim đập nhanh.

Hi vọng các bậc cha mẹ sẽ lưu ý vấn đề tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Nếu trường hợp mẹ bị viêm gan B, cần thiết tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng 12 giờ sau sinh) để làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh sang cho con, với những thông tin trên phần nào giúp chúng ta có thêm kiến thức về huyết thanh viêm gan B trong công cuộc bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé suốt thời gian mang thai và sinh con. Các sản phụ khi sinh con tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai, đều được áp dụng tiêm huyết thanh viên gan B cho trẻ sau sinh.

 

NHS Trần Thị Thanh Xuân – HTSS