Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng trẻ đi phân đi lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày trở lên. Trẻ bị tiêu chảy mãn tính có thể đi phân lỏng, chảy nước liên tục hoặc ngắt quãng từ 4 tuần trở lên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp:
+ Nhiễm vi rút: Norovirut, Rotavirut….
+ Nhiễm vi khuẩn: salmonella, Shigella; Escherichia coli …
+ Nhiễm ký sinh trùng: Giardia, Entamoeba histolytica, Cryptosporidia…
Nhiễm khuẩn E.Coli là gì?
Escherichia colilà một trực khuẩn gram âm thường được tìm thấy ở đường ruột của người. Hầu hết các chủng E.coli đều vô hại, nhưng một số có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng nếu bạn ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm.
Chẩn đoán: dùng kỹ thuật nuôi cấy phân trên môi trường nuôi cấy đặc biệt.
* Các dấu hiệu cảnh báo cần đến gặp bác sỹ:
+ Máu hoặc mủ trong phân;
+ Sốt;
+ Dấu hiệu mất nước;
+ Tiêu chảy mạn tính;
+ Sụt cân;
Nguồn lây nhiễm và phương thức truyền bệnh:
+ Ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm
+ Thói quen sinh hoạt: không rửa tay kỹ trước và sau khi chế biến hay ăn thức ăn; dùng dao, thớt cắt thịt sống chung với cắt rau củ.
+ Lây từ người sang người, lây từ động vật sang người.
Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn E.Coli:
+ Sử dụng thực phẩm an toàn: Nên dùng thực phẩm tươi, sơ chế cũng như chế biến kỹ thực phẩm trước khi sử dụng, làm sạch bề mặt các dụng cụ chế biến thức ăn. Hạn chế ăn uống tại các hàng quán mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Rửa tay sạch thường xuyên.
+ Đảm bảo vệ sinh nguồn nước, uống nước đã nấu sôi để nguội.
Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai hiện có đầy đủ vật chất cơ sở hạ tầng đê khám, chẩn đoán và phát hiện nguyên nhân gây bệnh. Các bố mẹ khi thấy con có các triệu chứng cảnh báo hãy đưa bé đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.