Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 29
  • Trong tuần: 6 065
  • Tất cả: 1383677
TÌM HIỂU VỀ RĂNG THỪA

Răng thừa là gì?

Ở người bình thường, hầu hết trẻ em có 20 răng sữa với 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Người trưởng thành có 32 răng, 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới. Một người có nhiều hơn số răng sữa và răng vĩnh viễn như trên thì được gọi là răng thừa. Răng thừa là răng mọc thêm, ngoài những răng bình thường và có thể được tìm thấy hầu như ở bất kỳ vị trí nào trên khung hàm. Răng thừa có thể xảy ra một hoặc nhiều răng, một phía hoặc hai phía, đã nhú ra hoặc còn ở mọc ngầm và ở một hoặc cả hai hàm.

Các vị trí hay gặp trên lâm sàng : vùng răng cửa giữa hàm trên, vùng cạnh răng khôn 2 hàm.

anh tin bai

Hình ảnh răng thừa

Triệu chứng, cách phát hiện răng thừa?

Răng thừa thường không có triệu chứng, hay biểu hiện gây ảnh hưởng toàn thân. Thường được phát hiện thông qua việc khám chuyên khoa Răng hàm mặt hoặc chụp Xquang.

Một số gợi ý, nghĩ đến răng thừa thường gặp : khe thưa rộng bất thường giữa 2 răng cửa hàm trên; một răng mọc lệch khỏi cung hàm, nhú răng hình chêm…

Phương pháp chẩn đoán xác định

Để có chẩn đoán xác định có phải răng thừa hay không? Có chỉ định nhổ bỏ hay không, cần phải thăm khám chuyên khoa Răng hàm mặt, khi đó bác sĩ sẽ kết hợp hỏi, các vấn đề gây khó chịu cho bệnh nhân và đưa ra chỉ định cận lâm sàng phù hợp. Chụp phim Xquang là phương tiện có giá trị chẩn đoán xác định bao gồm các loại phim : Phim cận chóp, phim cắn, phim panorama, phim Cephalometric, phim CT Conebeam…

 

 

Điều trị răng thừa

Tùy thuộc vào vị trí, mức độ ảnh hưởng, phân loại mà sẽ có chỉ định phù hợp đối với các loại răng thừa.

- Chỉ định nhổ răng thừa khi :

Răng thừa gây cản trở khớp cắn, khó vệ sinh răng miệng, ảnh hưởng đến thẩm mĩ.

* Răng cửa giữa chậm mọc hoặc chèn ép.

* Có dấu hiệu rõ ràng làm thay đổi mọc răng hoặc chiếm chỗ răng cửa giữa.

* Có liên quan đến bệnh lý.

* Chỉnh hình răng của một răng cửa ở gần răng thừa được dự kiến.

* Sự hiện diện của răng thừa sẽ ảnh hưởng đến việc ghép xương ổ răng thứ cấp ở bệnh nhân hở môi và hở hàm ếch.

* Răng trong xương được chỉ định cấy ghép thay thế.

* Răng thừa mọc lộ ra ngoài.

- Chỉ định theo dõi quá trình mọc răng thừa chưa chỉ định nhổ trong trường hợp sau:

* Các răng có liên quan đã mọc đầy đủ, đúng quy luật chung.

* Không có dự kiến điều trị chỉnh hình răng mặt;

* Không liên quan đến bệnh lý;

* Nhổ bỏ sẽ làm phương hại đến răng liên đới hoặc răng bên cạnh.

Trẻ em, đặc biệt giai đoạn bộ răng hỗn hợp (6-12 tuổi) cần thăm khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm các bất thường trên hàm răng để có phương pháp điều trị cụ thể cho từng trường hợp.

Phòng khám Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa sâu, dày kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc hiện đại đang là địa chỉ khám, điều trị các bệnh lý răng miệng an tâm cho các gia đình, đặc biệt với đối tượng trẻ em.            

                                                

Bs RHM. Lương Văn Ba – Ngoại Nhi LCK