Viêm Amidan cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa
Viêm amidan cấp tính là gì?
Viêm amidan cấp tính là một quá trình viêm của mô amidan kéo dài không quá 2 tuần và thường có tính chất truyền nhiễm. Nhiễm trùng amidan khẩu cái cấp tính chủ yếu xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi đi học, nhưng mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng.
Triệu chứng nhận biết viêm amidan cấp tính?
Viêm Amidan cấp tính thường bao gồm những biểu hiện sau:
- Sốt;
- Đau họng;
- Nuốt vướng hoặc nuốt nghẹn;
- Nuốt đau;
- Hôi miệng;
- Nổi hạch ở cổ;
- Ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ;
- Mệt mỏi;
- Tổ chức Amidan khẩu cái viêm đỏ, sưng nề và/hoặc có mủ;
- Phát ban rải rác toàn thân.
Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính?
Viêm amidan cấp tính có nguyên nhân do virus và vi khuẩn.
Trường hợp viêm amidan cấp tính là do virus gây ra, thường là các loài adenovirus, virus cúm, virus parainfluenza, enterovirus và Mycoplasma.
Trẻ em và thanh niên bị nhiễm virus Epstein-Barr (EBV), mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có thể bị viêm amidan. Virus Herpes simplex, Cytomegalovirus và virus sởi cũng có liên quan đến viêm amidan.
Vi khuẩn gây ra khoảng 15-30% trường hợp viêm amidan. Liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A (GABHS) là loại vi khuẩn phổ biến nhất liên quan đến viêm amidan. Người ta tin rằng GABHS lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi người bị nhiễm ho hoặc hắt hơi, hoặc qua thức ăn hoặc đồ uống dùng chung. Các cá nhân dễ lây nhiễm nhất trong giai đoạn đầu của bệnh.
Hình ảnh viêm amidan
Biến chứng viêm amidan cấp tính?
Nhiễm Streptococcus nhóm A gây viêm amidan cấp có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp. Các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong ở cả người lớn và trẻ nhỏ bao gồm viêm cầu thận, viêm cơ tim, suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) và viêm màng não.
Ngoài ra, các biến chứng nhẹ hơn của viêm amidan như bệnh Lemierre, hội chứng múa giật Sydenham, áp xe quanh amidan, sốt ban đỏ, sốt thấp khớp…
Điều trị viêm amidan cấp tính?
Điều trị viêm amidan cấp chủ yếu là giảm các triệu chứng tại chỗ và uống thuốc kháng sinh trong trường hợp do vi khuẩn. Phẫu thuật cắt amidan hiếm khi được chỉ định khi amidan viêm cấp.
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh:
Với viêm amidan do virus thường không cần điều trị kháng sinh. Bù nước và kiểm soát cơn đau rất cần thiết và có thể phải nhập viện trong những trường hợp nghiêm trọng. Đặc biệt khi bệnh nhân bị mất nước hoặc tắc nghẽn đường thở.
Viêm amidan do vi khuẩn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, giúp viêm amidan GABHS nhanh khỏi hơn và ngăn ngừa các biến chứng như viêm cầu thận, viêm cơ tim, sốt thấp khớp.
- Phẫu thuật cắt Amidan:
Trong một số trường hợp nhất định các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có thể cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ amidan khi thực sự cần thiết.
Thông thường, trẻ em bị viêm amidan 7 đợt trong một năm hoặc 5 đợt mỗi năm trong hai năm liên tiếp hoặc 3 đợt mỗi năm trong ba năm liên tiếp sẽ được khuyến nghị cắt amidan.
Nếu bệnh nhân bị viêm amidan nặng gây biến chứng áp xe quanh amidan, có thể cần phẫu thuật để dẫn lưu mủ từ ổ áp xe.
- Các biện pháp hỗ trợ tại nhà:
+ Uống nhiều nước: Uống nước ấm, ăn các loại cháo/súp loãng có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Các loại trà thảo dược có chứa các thành phần như mật ong, pectin hoặc glycerine có thể giúp tạo thành một lớp màng bảo vệ màng nhầy trong miệng và họng, giúp làm dịu sự kích ứng họng, miệng.
+ Nên ăn đồ ăn mềm: Đối với những người bị viêm amidan, việc ăn những thức ăn cứng có thể gây đau hoặc kích ứng amidan. Các thức ăn cứng như các loại hạt sấy khô, đồ chiên giòn…. Thay vào đó, người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp và các món nước như bún, phở,
+ Vệ sinh họng – miệng bằng nước muối sinh lý: Súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm có thể tạm thời làm dịu cơn đau hoặc cảm giác ngứa ở thành sau họng. Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý pha sẵn thay vì tự pha để đảm bảo nồng độ natri chuẩn không làm ảnh hưởng cổ họng. Mỗi lần súc cần đợi ít nhất 30 giây trước khi nhổ ra. Nước muối an toàn nên người bệnh có thể súc nhiều lần trong ngày, bất cứ khi nào cảm thấy miệng hôi, đau rát và khó chịu.
Cách phòng ngừa viêm amidan cấp tính?
Viêm amidan cấp tính có thể được phòng ngừa bằng cách sau:
- Tiêm phòng các loại vắc xin như cúm, sởi, liên cầu khuẩn nhóm A;
- Luôn giữ vệ sinh miệng, họng;
- Tăng cường các loại vitamin để tăng sức đề kháng;
- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà, đến nơi đông người;
- Hạn chế sờ tay lên mắt, miệng, mũi;
- Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn mỗi khi đi ra ngoài về, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn;
- Tránh đến nơi đông người, ăn ở hàng quán trong các đợt dịch bệnh để tránh bị lây nhiễm.
Liên hệ tư vấn khám chữa bệnh tại đơn vị, quý vị vui lòng gọi:
Hotline: 0868966028
Hoặc nhắn tin qua Fanpage: Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai