Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 85
  • Trong tuần: 6 121
  • Tất cả: 1383733
U xương sụn ở trẻ em

U xương sụn (Osteochondronma) là gì?

U xương sụn là loại u xương lành tính và khá phổ biến,  chiếm 10-15% tổng số u xương và khoảng 35% tổng số u xương lành tính. Hầu hết trẻ em bị u xương sụn chỉ có một khối u duy nhất, số ít có thể có nhiều khối u. Tiến triển ác tính hiếm khi xảy ra ở những u xương đơn độc lẻ tẻ (khoảng 1%), trong khi ở những trường hợp đa di truyền thì tỷ lệ này cao hơn nhiều (5-25%).

Khối u có thể phát triển về kích thước khi trẻ lớn lên, chúng thường ngừng phát triển khi trẻ đạt đến chiều cao đầy đủ (khoảng 14 tuổi ở trẻ em gái và 16 tuổi ở trẻ em trai).

Trong hầu hết các trường hợp, u xương sụn không cần điều trị. Phẫu thuật chỉ cần thiết nếu khối u gây đau, chèn ép lên các mạch máu hoặc dây thần kinh hoặc có kích thước rất lớn.

Các triệu chứng của u xương ở trẻ em là gì?

Đa số các khối u xương lành tình đều không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt nếu kích thước không quá lớn hoặc chúng không gây chèn ép thần kinh, mạch máu.

Sau đây là các triệu chứng có thể gặp của u xương sụn :

- Một khối cứng, không đau.

- Khối có thể gây đau nếu chèn ép mô lân cận và mạch máu, thần kinh.

- Hình thành bao và viêm bao hoạt dịch

- Thoái hóa khớp do biến dạng khớp thứ phát

- Gãy xương sau chấn thương : thường gặp nhất là các tổn thương ở đầu gối.

Nguyên nhân gây ra u xương sụn ở trẻ em ?

Nguyên nhân gây ra u xương sụn chưa được biết rõ, nhưng khối u được cho là có liên quan đến sự bất thường trong sụn tăng trưởng, gây ra hiện tượng nhô ra khỏi xương.

U xương sụn phát triển trong thời thơ ấu (giai đoạn xương phát triển nhanh nhất), nhưng sau khi hình thành sẽ tồn tại trong suốt phần đời còn lại của cá nhân. Chúng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng độ tuổi chẩn đoán trung bình là 18 tuổi và thường được phát hiện tình cờ nhất.

Tổn thương u xương sụn có thể tồn tại độc lập hoặc liên quan đến một số rối loạn di truyền như:

- Đa di truyền  (HME)  : 15% bệnh nhân u xương 

- Bệnh Trevor  

 

Bệnh u xương sụn ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?

Do ít các biểu hiện lâm sàng nên chẩn đoán u xương sụn chủ yếu dựa vào các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:

* X-quang : Trong hầu hết các trường hợp, u xương có thể được chẩn đoán bằng cách sử dụng chụp X-quang. U xương sụn trên X-quang là hình ảnh khối u phát triển từ bề mặt xương bình thường gần vị trí sụn tăng trưởng, thường có xu hướng phát triển ra xa khớp.

Các vị trí hay gặp:

- Chi dưới: 50% của tất cả các trường hợp 

+ Xương đùi (đầu dưới): phổ biến nhất: 30%

+ Xương chày (đầu trên): 15-20%

+ Các vị trí ít phổ biến hơn: bàn chân, xương chậu

- Chi trên:

+ Xương cánh tay: 10-20%

+ Các vị trí ít phổ biến hơn: bàn tay, xương bả vai

- Cột sống: ít gặp.

 

Hình ảnh X-quang u xương sụn

 

* Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) :

MRI là phương thức hình ảnh tốt nhất để đánh giá độ dày sụn (và do đó đánh giá sự biến đổi ác tính), sự hiện diện của phù nề trong xương hoặc các mô mềm lân cận, và hình dung các cấu trúc mạch thần kinh ở vùng lân cận. Nó cũng giúp xác nhận kích thước của khối u và phân biệt nó với các loại khối u xương khác.

 

Hình ảnh MRI khối u xương sụn

 

- Chụp cắt lớp vi tính (còn gọi là CT hoặc CAT) : CT thể hiện những phát hiện tương tự như trên X quang nhưng có khả năng chứng minh tính liên tục của tủy và chỏm sụn tốt hơn.

 

Hình ảnh CT khối u xương sụn

 

- Chụp cắt lớp xương: là một phương pháp hình ảnh hạt nhân để phát hiện các bệnh về xương, khối u và viêm nhiễm. Trong một số trường hợp hiếm hoi, phương pháp này được sử dụng để kiểm tra các u xương khác ở trẻ em mắc chứng đa di truyền (MHE).

Bệnh u xương sụn ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Nếu khối u không gây đau đớn hoặc có khả năng gây gãy xương không cần điều trị. Trẻ nên tiếp tục được theo dõi, vì một số lượng rất nhỏ u xương (1%) có thể tiến triển ác tính. Nghi ngờ ác tính trong trường hợp khối u phát triển về kích thước sau tuổi trưởng thành hoặc xuất hiện triệu chứng đau ở khối u trước đấy không đau.

Khi nào cần phẫu thuật?

Chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi có triệu chứng đau, gãy xương hoặc kích thích thần kinh, hoặc nếu khối u lớn hoặc gây khó chịu.

Trong trường hợp cần thiết phải phẫu thuật, phương pháp điều trị được lựa chọn là cắt bỏ hoàn toàn khối u. Điều này liên quan đến việc mở da trên khối u, xác định vị trí của u xương và cắt nó khỏi xương bình thường. Tùy thuộc vào vị trí của u xương, phẫu thuật cắt bỏ tổn thương thường thành công. Tuy nhiên, nếu khối u gần dây thần kinh và mạch máu, ca mổ có thể khó khăn hơn.

BSCKI. Trương Thị Tuyết Minh – K. Chẩn đoán hình ảnh

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image