Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 76
  • Hôm nay: 1259
  • Trong tuần: 12 568
  • Tất cả: 1617182
Ảnh hưởng COVID-19 ở trẻ em không hề nhẹ. Các dấu hiệu hậu COVID-19 ở trẻ em, cha mẹ tuyệt đôi không bỏ qua

Hầu hết trẻ em nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn. Về vấn đề hậu Covid ở trẻ em, các nghiên cứu cho thấy ở lứa tuổi thanh thiếu niên (12 đến 16 tuổi), có ghi nhận tình trạng hậu Covid, triệu chứng có thể không nặng, đa dạng như người lớn. Với đối tượng nhỏ hơn, do nhiều em không biết mô tả các triệu chứng nên khó ghi nhận hơn. Tuy nhiên, những quan sát gần đây cho thấy, một số ít trẻ vẫn bị nguy cơ hậu Covid từ nhẹ đến nặng, nhất là Hội chứng MIS-C.





Bài viết này nhằm giúp cha mẹ, người thân có thể cảnh giác hơn với SARs- COV-2. Nếu thấy con đã có kết quả âm tính nhưng vẫn có các dấu hiệu mệt mỏi, chưa trở lại mức sinh hoạt như ngày trước, phụ huynh nên lưu ý. Bởi trẻ con rất năng động, nghịch ngợm, sau Covid thấy con chạy, vận động chút xíu đã than mệt, con chậm chạp hơn, cơ thể gầy gò hơn, bố mẹ nên cho đi khám, kiểm tra. Ngoài hậu Covid, phụ huynh cũng nên cho con khám tầm soát sức khỏe cho con định kỳ 6 tháng/lần.
1. Cảnh giác với triệu chứng hậu Covid-19
Khó thở: Do Covid-19 tấn công trực tiếp vào phổi nên một số trẻ có thể bị đau ngực, ho và khó thở khi hoạt động gắng sức. Triệu chứng này có thể kéo dài.
Đau ngực: Nhiễm Covid-19 có thể gây ra tình trạng viêm cơ tim. Trẻ bị viêm cơ tim sẽ có thể cảm thấy đau ngực, hụt hơi, tim đập không đều, hồi hộp, mệt mỏi... kéo dài ngay cả khi hoạt động bình thường.
Mùi và vị: Khoảng 1/4 trẻ em bị nhiễm Covid có thể bị thay đổi mất hay giảm khứu giác và vị giác. Đa phần sẽ hồi phục sau 2-3 tuần. Tuy nhiên, có trường hợp bị kéo dài lâu hơn và ảnh hưởng đáng kể đến thói quen ăn uống của trẻ.
Thần kinh: Trong giai đoạn cấp, Covid-19 có thể tấn công lên hệ thần kinh (rất hiếm) dẫn đến đột quỵ hay viêm não. Những trường hợp nhẹ, trẻ có thể bị kéo dài tình trạng mất tập trung, rối loạn ngôn ngữ, vận động và cảm xúc...
Rối loạn trí nhớ: Trẻ hay quên, giảm khả năng tập trung, học tập khó hơn, khả năng đọc viết chậm hơn, trẻ cần được hỗ trợ nhiều hơn trong học tập và cần nhiều thời gian thư giãn hơn trước để tiếp tục bài học mới.
Mệt mỏi kéo dài: Trẻ luôn có cảm giác mệt mỏi và ít hoạt động hơn bình thường, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vui chơi và học tập của trẻ.
Đau đầu: Đây là triệu chứng thường gặp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và cả gia đình trẻ.
Rối loạn sức khỏe tâm thần: Trẻ sợ hãi vì bị nhiễm Covid, kèm áp lực nằm viện, cách ly và học online tại nhà. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm.


Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (MIS-C): Đây là biến chứng nặng, hiếm gặp, là tình trạng viêm đa cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa... dẫn đến suy đa cơ quan. Trẻ có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

 Hội chứng MIS-C xảy ra sau nhiễm Covid từ 2-6 tuần. Triệu chứng là sốt từ 3 ngày trở đi kèm theo:
- Tổn thương da niêm: nổi ban, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ như da trái dâu tây, phù nề bàn tay, bàn chân.
- Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, ói.
- Dấu hiệu suy tim: mệt, xanh, môi tái, lạnh tay chân.
2. Làm gì để giảm thiểu vấn đề hậu Covid ở trẻ em
- Không nên gắng sức ngay sau khi khỏi Covid, tăng cường thời gian nghỉ nghơi.
- Hướng dẫn trẻ tập thở theo các bài tập phục hồi đường thở hàng ngày.
- Đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bố mẹ cần cân bằng bữa ăn cho trẻ đảm bảo đầy đủ nhóm thực phẩm: tinh bột (gạo, ngũ cốc, khoai, củ); thực phẩm giàu đạm (các loại thịt động vật, thịt gia cầm, cá và thủy sản, đậu, đỗ các loại); thực phẩm giàu chất béo (mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu) và nhóm chất xơ, rau củ quả.
- Tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết. Các loại nước sinh tố hoa quả ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước xoài, rau má…
- Ngoài ra, bổ sung sữa để đảm bảo đầy đủ canxi cho trẻ, đặc biệt là với những trẻ đang độ tuổi phát triển cần hỗ trợ thêm canxi rất nhiều.

BSCKI. Lê Minh Tuấn - Khoa Gây mê hồi sức

 
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !