Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 27
  • Hôm nay: 2561
  • Trong tuần: 6 901
  • Tất cả: 1627542
SƠ CỨU ĐÚNG CÁCH KHI BỊ RẮN CẮN

Rắn cắn là vấn đề sức khỏe quan trọng ở nhiều quốc gia với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm trong đó có Việt Nam. Rắn độc cắn có thể dẫn đến hoại tử vết thương cục bộ và vết thương thứ cấp nhiễm trùng, gây hậu quả rối loạn đông máu, liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của vết rắn độc cắn khác nhau từ vết cắn từ rất nhẹ đến nhiễm độc nghiêm trọng, tùy thuộc vào độc tính của từng loài rắn. Việc sơ cứu và xử trí ban đầu là rất quan trọng giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả.

Sơ cứu tại nơi xảy ra tai nạn:

- Trấn an nạn nhân, bất động chi bằng các loại nẹp và đặt chi bị cắn thấp hơn tim, buông thõng tay, chân.

- Rửa sạch vết thương bằng xà phòng hoặc nước muối sinh lý.

- Cởi bỏ đồ trang sức vùng bị cắn vì có thể sưng nề gây chèn ép.

Băng ép bất động chi:

Vết cắn ở chân, tay

Dùng băng rộng khoảng 5 -10 cm, nên dài ít nhất 4-5 m với người lớn, có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Cởi đồ trang sức ở chân, tay bị cắn. Không cố cởi quần áo nếu thấy khó, có thể băng đè lên quần áo. Thực hiện băng ép từ ngọn chi đến gốc chi. Băng tương đối chặt nhưng vẫn còn sờ thấy mạch đập, đủ để luồn một ngón tay qua giữa các hếp băng một cách khó khăn. Dùng nẹp cứng để cố định chi.

Vết cắn ở thân mình, đầu, mặt cổ

anh tin bai

Dùng gạc, vải hoặc giấy gấp tạo thành miếng có kích thước khoảng 5cm2, dày 2-3cm đặt trực tiếp lên vết cắn và ấn giữ liên tục lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động thành ngực hay hít thở của bệnh nhân.

Nhanh chóng vận chuyển trẻ bị nạn đến bệnh viện.

Các biện pháp không được khuyến cáo:

- Rạch da, nặn máu, hút nọc độc bằng miệng hay giác hút vì có thể gây tổn thương thêm mạch máu, thần kinh gây nhiễm trùng nặng hơn.

- Garo động mạch vì nó gây đau và không duy trì được lâu có thể gây thiếu máu và hoại tử vùng chi. Nếu nặng có thể phải cắt cụt chi.

- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: có thể gây hại và làm chậm quá trình điều trị của bệnh nhân.

- Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo, không có lợi ích, khi đắp có thể gây nhiễm trùng thêm.

- Không nên cố bắt con rắn, thay vào đó nên ghi nhớ màu sắc, hình dạng và phương thức tấn công để mô tả với bác sỹ, thông tin này rất có ích trong quá trình điều trị.

Chú ý: Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần được xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.

 

BS Bạch Thị Hoa - TN
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !