Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 29
  • Hôm nay: 66
  • Trong tuần: 6 973
  • Tất cả: 1627616
Bệnh áp xe rò luân nhĩ

 

1. Bệnh áp xe rò luân nhĩ là gì?

Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ vừa mới sinh ra, là một dạng bệnh bẩm sinh. Rò luân nhĩ bẩm sinh là khi bạn thấy trẻ có “một cái lỗ bé xíu xiu” ở trên vành tai, nó chính là biểu hiện của áp xe lỗ rò luân nhĩ. Bệnh này thì không có gì là nghiêm trọng, nhưng đa phần các bậc cha mẹ để ý con có lỗ nhỏ này nhưng không hề hay biết hậu quả nếu không vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày nên thường rất chủ quan.

2. Nguyên nhân bị bệnh

Bệnh áp xe rò luân nhĩ ở trẻ em có một đường rò, bên trong nó là cái ống chứa biểu mô và thường xuyên có khả năng tiết ra chất dịch, nhờn.

Thế nhưng, rò luân nhĩ không hề có kết cấu đơn giản như bạn nghĩ, nó là sự kết hợp giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ hai nhưng lại không hoàn chỉnh để tạo ra tai ngoài. Bạn sẽ thấy chúng không khít nhau và có một cái lỗ “bé tí xíu”. Đây là biểu hiện bệnh rò luân nhĩ mà ai cũng có thể phát hiện được bằng mắt thường.

3. Dấu hiệu bị rò luân nhĩ

Ban đầu, nếu để ý, trên vành tai của bé sẽ xuất hiện một lỗ được gọi là lỗ rò chỉ bé tí bằng một đầu tăm mà không hề có bất cứ một biểu hiện gì khác thường. Sau dần, nếu gia đình không vệ sinh sạch sẽ, lỗ rò sẽ bị viêm nhiễm gây ra ngứa, tiết ra chất dịch màu trắng như bã đậu, có mùi hôi và phình to tạo thành nang. Nếu nang đó phình quá to và vỡ ra thì sẽ để lại một sẹo răng co rùm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé.

           Lỗ rò luân nhĩ ở trẻ                              Lỗ rò viêm nhiễm tạo thành nang

Nang này nếu bị bội nhiễm sẽ ngày càng to ra và còn được gọi là áp xe rò luân nhĩ. Do đó, bệnh áp xe rò luân nhĩ tai khá nguy hiểm.

Ở Việt Nam, áp xe rò luân nhĩ chưa được chú ý đúng mức. Các bậc phụ huynh luôn suy nghĩ bệnh này khá đơn giản. Chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là được. Tuy nhiên, phụ huynh thường bỏ qua khiến chúng ngày càng nặng hơn như là bị nhiễm trùng lỗ rò: Ngứa, rỉ dịch rất nhiều ở lỗ rò, sưng, đau nhức, tiết ra bã trắng đục ở ngay lỗ rò.

Tình trạng này xảy ra ngày càng nặng hơn cũng do một phần bé hay lấy tay sờ gãi hoặc thấy ngứa ngáy đưa tay bóp nặn cho chúng ra hết.

Khi nhiễm trùng lỗ rò, trẻ có thể bị sốt, viêm sưng tạo ra một ổ áp xe ngay lỗ rò hoặc lây lan thành ở các vị trí khác nằm sau tai. Chính vì thế, cho dù bệnh có không nguy hiểm, chúng ta cần phải đề phòng vệ sinh cho bé thật đúng cách. Không nên chủ quan để bệnh tái phát ngày 1 nặng hơn.

Một số dấu hiệu rò luân nhĩ thường gặp phải như: rò luân nhĩ 2 bên, rò luân nhĩ bẩm sinh, rò luân nhĩ bị sưng, rò luân nhĩ có mủ, rò luân nhĩ có mùi hôi, rò luân nhĩ sưng tai,..

4. Triệu chứng thường gặp ở rò luân nhĩ

Bình thường, bệnh rò luân nhĩ không hề có xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường, chúng ta chỉ có thể thấy được có một lỗ nhỏ nằm trên da. Nếu vệ sinh không thường xuyên, chúng sẽ tạo cảm giác cho người bệnh:

- Có dịch hôi màu trắng chảy ra từ miệng ống rò

- Nếu như câu hỏi là rò luân nhĩ có mùi hôi hay không? Câu trả lời là có. Bé lâu dần sẽ bị ngứa, tiết ra một chất bã màu trắng đục, hôi

- Nếu nặng, chỗ đó sẽ phình ra nang.

- Nang này sau đó bị bội nhiễm sẽ tạo thành bệnh áp xe rò luân nhĩ

Tuy nhiên, bệnh rò luân nhĩ bẩm sinh này không hề ảnh hưởng gì đến thính lực nếu bị nhẹ. Còn nếu nặng thì sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều, gây cản trở, rắc rối trong cuộc sống của bé.

5. Điều trị rò luân nhĩ ở trê em như thế nào

Ban đầu, lỗ rò này bị nhiễm trùng, chúng ta cứ hay suy nghĩ sai lầm nó chính là mụn nhọt nên hay ra sức đưa tay lên nặn hoặc dùng nhiều kháng sinh để điều trị rò luân nhĩ. Có thể bạn chưa biết rằng, đây là một điều vô cùng nguy hiểm vì khi bị viêm nhiễm, tạo ra xơ sẹo nhiều lần, chúng sẽ gây ra co dính và luôn ảnh hưởng đến trực tiếp sức khỏe của bé rất nhiều và cả thẩm mỹ của bé. Dẫn đến sau này điều trị rò luân nhĩ ở trẻ sẽ khó khăn hơn do đã bị chai sần và hết tác dụng với thuốc điều trị. Liệu rằng bé bị rò luân nhĩ có sao không? 

Chính vì thế, khi bé có những triệu chứng áp xe rò luân nhĩ như trên, cách tốt nhất là bạn hãy đưa bé đến một cơ sở y tế uy tín để gặp bác sĩ kiểm tra. Bệnh này các bậc cha mẹ không được chủ quan, nếu cố tình phớt lờ hết mọi triệu chứng của bệnh thì sẽ gây ra nguy hiểm sau này đối với sức khỏe của bé.

Để việc điều trị trở nên hiệu quả và thời gian đỡ kéo dài hơn, các bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ uống thuốc kháng sinh phù hợp trong trường hợp trẻ bị viêm nhiễm. Khi bệnh đã thuyên giảm, viêm nhiễm cũng đỡ hơn trước, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy toàn bộ đường rò bị nhiễm trùng nặng của trẻ, khi đó thì trẻ mới thật sự đã dứt hẳn.

Nếu như trong trường hợp mà đường rò ngay tai của bé bị rò áp xe, trẻ sẽ được bác sĩ hướng dẫn tận tình về cách điều trị qua 2 giai đoạn. Vào lúc giai đoạn thứ nhất, ổ áp xe sẽ được bác sĩ rạch ra để nặn hết mủ nước trên vành tai của bé. Tới giai đoạn 2, đó chính là giai đoạn mà bác sĩ phẫu thuật để loại bỏ đường rò .

6. Cách điều trị bệnh rò luân nhĩ ở trẻ em

Khi bé có dấu hiệu nhiễm trùng, các bậc cha mẹ không được tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh, nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

- Nếu như lỗ rò luân nhĩ bị viêm khá nặng nhưng nang vẫn chưa bị vỡ: Sử dụng cả 2 phương pháp kết hợp vừa sử dụng thuốc kháng sinh lại vừa sử dụng phương pháp phẫu thuật để bé có thể được loại bỏ hoàn toàn lỗ rò để sau này tránh được viêm nhiễm và tái đi phát lại nhiều lần. Điều này là phương pháp tối ưu nhất cho trẻ bị mắc bệnh này vì trong tương lai, bé sẽ không phải gặp các biến chứng như là vỡ nang hay áp xe hay tái phát sau này.

- Nếu như bé đã lỡ bị áp xe hoặc vỡ nang: Các bậc cha mẹ phải nhanh chóng cho bé dùng cả kháng sinh cùng với phương pháp dẫn lưu tốt. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên cho bé mổ rò luân nhĩ để lấy đường rò trong giai đoạn này.

7. Cách phòng chống viêm nhiễm rò luân nhĩ

Ai cũng biết rằng áp xe đường rò luân nhĩ là một loại bệnh về dị tật khi sinh ra đã có sẵn, nó cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như phòng ngừa viêm nhiễm cho cơ thể nghiêm ngặt, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày, các bậc cha mẹ không nên bóp nặn vào lỗ rò của trẻ.

Cách vệ sinh lỗ rò luân nhĩ:

- Nếu như trẻ vô tình bị viêm nhiễm, sưng đau hay bị áp xe xung quanh, nó sẽ ảnh hưởng không ít thì nhiều đến sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, bạn phải lưu ý điều này, giữ vệ sinh thật kĩ cho bé.

- Một lưu ý nữa đó chính là khi thấy trẻ đưa tay lên gãi ngứa hoặc thấy ở lỗ rò có xuất hiện dịch nhờn làm cho lỗ phình to hơn thường ngày, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để điều trị kịp thời tình trạng viêm nhiễm lỗ rò.

ĐD. Hoàng Thị Bích Ngọc – Khoa Ngoại nhi - LCK

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !