Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 85
  • Trong tuần: 6 121
  • Tất cả: 1383733
Bệnh dị ứng: triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh


         Dị ứng là một hiện tượng cơ thể, cụ thể là hệ miễn dịch, phản ứng bất thường trước một chất xâm nhập vào cơ thể. Các chất đó còn được gọi là “dị nguyên”. Dị ứng có thể xảy ra tức thì hoặc có thể phản ứng dị ứng muộn, khi
có sự xâm nhập các chất lạ vào cơ thể thì các tế bào mast, bạch cầu ưa kiềm được kích hoạt, giải phóng ra histamine và các chất trung gian hóa học. Chính điều này gây ra hiện tượng dị ứng như nổi mẩn ngứa, phát ban, khó thở, đau bụng, buồn nôn…

Triệu chứng của mẩn ngứa là gì?

          Dị ứng có thể chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ xảy ra rất phổ biến với các triệu chứng: mẩn ngứa, phát ban, chảy nước mũi, viêm kết mạc dị ứng, hắt hơi,... Các triệu chứng nặng có thể gây ra như phản ứng sốc phản vệ: khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt,...nếu không xử trí kịp thời có thể gây trụy tim mạch, ngừng tim, ngừng thở.



Nguyên nhân dị ứng do đâu?

          Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh dị ứng này là do yếu tố di truyền và môi trường là chính. Nếu bố, mẹ bạn bị dị ứng thì khả năng rất cao cơ thể bạn cũng có bệnh dị ứng này. Ngoài ra, yếu tố từ môi trường sống hiện nay ngày càng gia tăng, do 4 thay đổi sau: ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống, các chất gây dị ứng, tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm từ bé.

          Các "dị nguyên" khởi phát bệnh dị ứng:

·        Dị nguyên hô hấp: phấn hoa, nấm mốc, mạt nhà, chất tiết của động vật (nước bọt, nước tiểu).

·        Dị nguyên tiêu hóa: sữa, trứng gà, lạc, đậu, kiwi, tôm, cua, hạt dẻ, hạt điều,...

·        Thuốc: một số loại thuốc, hay gặp nhất nhóm beta-lactamine

·        Dị nguyên côn trùng: bọ cánh màng, ong bắp cày,...

·        Dị nguyên khác: cao su, kim loại, sản phẩm sát khuẩn,...

Một số biện pháp phòng tránh bệnh dị ứng

- Ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều trái cây, rau xanh nước trà xanh và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể.

- Hạn chế tiếp xúc với các “dị nguyên”, tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc đồ uống có cồn để tránh kích thích tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng.

Khi các biện pháp giảm dị ứng không có kết quả, người bệnh cần đến ngay tới các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh sẽ có những biến chứng không mong muốn nếu tình trạng dị ứng kéo dài.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh dị ứng, nó không chỉ khiến cho người bệnh khó chịu mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống và gây nên cả những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi các triệu chứng trở nên nặng hơn, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tìm ra giải pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Bác sỹ Hà Phương Minh Lý – Khoa Nhi

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image