Béo phì là tình trạng
dư thừa toàn bộ trọng lượng mỡ cơ thể hoặc dư thừa mỡ dự trữ của cơ thể. Béo
phì thường làm cho tình trạng sức khỏe của cơ thể bị giảm.
Phương pháp chẩn đoán béo phì ở trẻ em
- Có nhiều tiêu chuẩn
đánh giá béo phì ở trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá z-score của chỉ số
khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới.
BMI = Cân nặng (kg)/Chiều cao (m) x Chiều cao (m)
BMI của trẻ thay đổi theo tuổi, ta có thể so sánh với bảng chỉ số BMI và
% của trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật của Mỹ cho trẻ từ 2- 20 tuổi, nếu
85%- 95% là nguy cơ, trên 95% là béo phì.
Nguyên nhân của béo phì
Béo phì nguyên phát
- Do mất cân bằng năng
lượng: Năng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc/và giảm lượng tiêu
hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng,
mông, đùi và vai.
- Dạng béo phì đơn
thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá
thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài
trẻ ngừng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.
Trẻ bị béo phì - Nguồn
hình ảnh Internet
Béo phì thứ phát
Béo phì thứ phát
thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,...
- Béo phì do suy giáp
trạng: béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
- Béo do cường năng
tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều
trứng cá, huyết áp cao.
- Béo phì do thiểu
năng sinh dục: thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn,
thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn
thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt.
- Béo phì do các bệnh
về não: thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo
thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
- Béo phì do dùng thuốc:
uống Corticoid kéo dài.
Các
biện pháp phòng, chống béo phì
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ béo
phì đơn thuần:
Tháp
dinh dưỡng cho trẻ béo phì – Nguồn hình ảnh Internet
-
Trẻ cần được chăm sóc dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thông qua chế
độ ăn uống của mẹ, để tránh mẹ tăng cân nhiều, thai to. Khi trẻ bắt đầu ăn bổ
sung, cần có khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm.
-
Trẻ lớn và vị thành niên nên ăn uống hợp lý, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ
phát triển bình thường. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế sử
dụng thực phẩm giầu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng. Nên hạn chế cho trẻ
ăn các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo, nhưng có thể uống
sữa gầy, hoa quả chứa nhiều đường như mít, chuối chín...
-
Khi chế biến thức ăn cho con, các bậc phụ huynh cần hạn chế các món quay, xào,
rán mà nên làm các món hấp, luộc… Giảm bớt lượng cơm trong bữa ăn, cho trẻ ăn
nhiều rau, nhiều trái cây. Cũng cần cho trẻ chế độ ăn uống điều độ, không ăn
quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, nên ăn nhiều vào buổi sáng,
không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
-
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cần khuyến khích và tăng cường các hoạt động rèn
luyện thể lực cho trẻ. Ở trẻ lớn và tuổi vị thành niên nên tăng cường vận động
thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như thể dục nhịp
điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội... hạn chế xem tivi, trò chơi chơi điện tử và
tránh thức quá khuya.
Đối
với trẻ béo phì thứ phát: Tùy từng nguyên nhân gây
bệnh mà điều trị bệnh nền.
Một điều quan trọng là
gia đình cần
theo dõi sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ theo định kỳ. Khi có dấu
hiêu bất thường cần phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn
và điều trị kịp thời./.
BSCKI
Nguyễn Thị Thu Hiền- Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng