Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 97
  • Trong tuần: 6 133
  • Tất cả: 1383745
CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO PHẢN VỆ Ở TRẺ EM

 

Tiêm chủng là giải pháp rất cần thiết để bảo vệ trẻ em trước nhiều bệnh tật, tuy nhiên, một số gia đình vẫn rất lo lắng về vấn đề phản vệ sau tiêm chủng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các cha mẹ những thông tin cơ bản nhất về phản ứng phản vệ ở trẻ em.

 

 

 

 

Nguồn hình ảnh Internet

Phản vệ là gì?

Phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Phản ứng dị ứng qua trung gian IgE, xảy ra ở những người nhạy cảm trước đó khi chúng được tiếp xúc lại với kháng nguyên nhạy cảm. Các triệu chứng có thể bao gồm khó thở, thở khò khè, cò cử và giảm huyết áp.

Nguyên nhân

Phản vệ thường được gây ra bởi:

- Thuốc, thực phẩm, protein, nọc động vật, latex…

- Tác nhân dị ứng đậu phộng và latex có thể trong không khí. Thỉnh thoảng, tập thể dục hoặc tiếp xúc với lạnh có thể gây kịch phát hoặc góp phần gây ra phản ứng phản vệ.…..

- Do vaccine (bài viết này tập trung vào nguyên nhân do vaccine)

- Cơ địa dị ứng không làm tăng nguy cơ sốc phản vệ nhưng tăng nguy cơ tử vong khi xảy ra phản vệ.

Các triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp khi mắc phản vệ sau tiêm vaccine được khuyến cáo:

- Ở miệng: cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

- Ở da: phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

- Ở họng: cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

- Về thần kinh: triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

- Về tim mạch: dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

- Đường tiêu hóa: dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

- Đường hô hấp: dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

- Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Phân độ phản vệ

Phản vệ được phân thành 4 mức độ như sau:

 Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

– Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

– Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

– Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

– Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

 Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

– Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

– Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.

– Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

– Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Cần lưu ý rằng mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự. Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.

Khuyến cáo

Trẻ em và người lớn đều cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất. Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi trong 24 – 48 giờ sau khi tiêm bao gồm:

Thân nhiệt, nhịp thở

Sự tỉnh táo (chơi đùa), ăn, ngủ

Quan sát da toàn thân và vùng tiêm (sưng, mẩm đỏ, phát ban)

Bác sỹ Bàn Văn Hà – HSCC 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image