Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 118
  • Hôm nay: 1521
  • Trong tuần: 12 830
  • Tất cả: 1617444
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi do virus hợp bào hô hấp (RSV) tại nhà

 

Thời tiết thay đổi nóng, lạnh thất thường cùng với độ ẩm tăng cao đang là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh. Trẻ em luôn là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do sức đề kháng của cơ thể trẻ còn non yếu, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp. Trong đó, viêm phế quản phổi là bệnh thường gặp thuộc đường hô hấp dưới và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có kiến thức để chăm sóc và theo dõi trẻ khi bị bệnh.

 

Tác nhân làm cho trẻ bị viêm đường hô hấp thường là do các virus, đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp (virus Respiratoire Syncytial, viết tắt là VRS). Đây là một loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, gây viêm phổi. Virus RSV đi vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Loại virus này dễ dàng lây truyền từ người sang người qua các dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm virus như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp như bắt tay. Virus RSV có thể tồn tại nhiều giờ trên các vật dụng như bàn ghế, đồ chơi của trẻ. Trẻ có nguy cơ nhiễm virus nếu vô tình chạm vào các đồ vật có virus và đưa lên miệng.

1. Một số dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh

Một số dấu hiệu phổ biến như sổ mũi, giảm sự thèm ăn, ho, hắt hơi, sốt, khò khè.

                     

Ảnh: Internet

         

          Với đa số trường hợp trẻ bị nhiễm RSV và có biểu hiện bị viêm phổi nhẹ, không có biến chứng, trẻ mắc bệnh không có yếu tố nguy cơ thì có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà.

2. Các biện pháp điều trị virus RSV tại nhà

- Nhỏ mũi hoặc xịt mũi bằng nước muối sinh lý (khoảng 2 - 3 giọt), sau đó dùng dụng cụ hút dịch nhầy hô hấp và lau sạch để làm thông thoáng mũi cho trẻ, giúp trẻ dễ thở và ăn uống tốt hơn.

- Cho trẻ bú hoặc ăn uống đầy đủ. Chia nhỏ cữ bú hoặc bữa ăn để làm giảm tình trạng nôn trớ khi trẻ ho nhiều.

- Cho trẻ uống đủ nước để tránh tình trạng thiếu nước, đồng thời, nước sẽ làm loãng đờm cũng như dịch nhầy hô hấp và giảm cơn ho.

- Cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý mua thuốc cho trẻ uống vì có thể làm bệnh nặng hơn khi điều trị không đúng bệnh.

- Cho trẻ tái khám đúng hẹn và đặc biệt theo dõi, chú ý phát hiện dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay.

Khi trẻ có một trong số các dấu hiệu sau đây thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện như trẻ sốt cao, khó thở, thở rít, tím tái, thở nhanh, khò khè nhiều, bỏ bú hoặc bú kém.

3.Có thể phòng tránh lây nhiễm virus RSV

- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.

- Hạn chế hoặc không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

- Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, nhất là trong mùa dịch RSV.

- Tránh hôn hoặc tiếp xúc gần với trẻ khi không khỏe.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ: thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả, vitamin và khoáng chất.

- Vệ sinh đường hô hấp cho trẻ: rửa mũi, súc họng.

- Tránh tiếp xúc với trẻ sinh non được chăm sóc trong bệnh viện khi bị ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi.

- Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và vật dụng trong nhà.

Đ.D Phạm Thị Hạnh – K. Truyền nhiễm

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !