Viêm đường hô hấp trên
là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu,
họng, xoang, thanh quản. Là những bộ phận có chức năng lấy không khí từ bên
ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc khí trước khi đưa vào phổi. Đây là bộ phận
tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ xảy ra tình trạng viêm
nhiễm.
Nguyên
nhân
Một số vi khuẩn, virus
gây viêm đường hô hấp trên: Virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm, á cúm, adeno
virus, Hemophilus influenzae tuýp B, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu,….
Ngoài ra viêm đường hô
hấp trên cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như: Dị ứng với thời tiết, dị ứng
với các tác nhân khác trong không khí, trong bụi, dị ứng với các hóa chất,..
Triệu
chứng trẻ mắc viêm đường hô hấp trên
Triệu chứng dễ nhận biết
của bệnh viêm đường hô hấp trên như: Sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi,
đau rát họng, khàn tiếng, ho nhiều, cơ thể mỏi mệt...
Hướng
dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên tại nhà
- Ăn uống : Với các trường
hợp nhẹ và không có biến chứng, cần cho trẻ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ
quá mức, tăng cường rau xanh và cho trẻ uống nhiều nước hoa quả.
- Hạ sốt: Có thể dùng
những thuốc hạ sốt thông thường như: Panadol, Efferalgan, … kết hợp với dùng nước
ấm lau để hạ sốt cho trẻ.
Cách chườm ấm:
ü Pha
chậu nước ấm, có thể kiểm tra độ ấm của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau
nước và cảm giác ấm như khi tắm em bé là được.
ü Nới
bớt quần áo cho trẻ.
ü Đặt
trẻ ở phòng thông thoáng, tránh gió lùa.
ü Dùng
khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ. Lau chủ yếu ở
nách, bẹn, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn thân. Có thể đặt khăn lên hõm nách, bẹn
và trán của trẻ.
- Vệ sinh mũi họng: Dùng
nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi bé, làm sạch chất nhày trước khi cho
ăn, cho bú. Đối với trẻ lớn súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng sáng, hướng dẫn
trẻ tự xì mũi.
Phòng
bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ
- Cho trẻ bú mẹ sớm sau
sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu.
- Ăn đủ chất dinh dưỡng,
đảm bảo vệ sinh, uống đủ nước.
- Mặc đủ ẩm.
- Vệ sinh mũi, miệng, tắm
rửa hàng ngày.
- Nhà ở sạch sẽ, thoáng
mát.
- Hạn chế đưa trẻ tới
những nơi đông người trong mua dịch, không ra ngoài đường khi thay đổi thời tiết.
- Tiêm phòng đầy đủ
theo lịch tiêm chủng.
Đưa trẻ tới cơ sở y tế
ngay khi trẻ xuất hiện sốt cao liên tục, ho, khó thở, nôn ói nhiều, bú kém, bỏ
bú để được thăm khám xử trí kịp thời tránh các biến chứng đánh tiếc xảy ra.
ĐD Phạm Thị Mai- Khoa Nhi