Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 73
  • Hôm nay: 695
  • Trong tuần: 12 068
  • Tất cả: 1619992
Chăm sóc trẻ bị táo bón đúng cách tại nhà

Táo bón là sự giảm số lần bài xuất phân bình thường, kèm theo khó và đau khi bài xuất phân do phân rắn hoặc quá to. Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng gặp trong nhiều bệnh khác nhau. Táo bón có thể cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài vài tuần, vài tháng, tái phát nhiều đợt.

1. Trẻ được xác định táo bón khi nào?

Để xác định trẻ có bị táo bón hay không cần dựa vào số lần đi ngoài trong 1 ngày của trẻ. Trẻ được coi là bị táo bón khi số lần bài xuất phân >3 ngày/lần.

Những triệu chứng táo bón ở trẻ:

- Đau hậu môn khi đi đại tiện do phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài;

- Đau bụng;

- Máu trên bề mặt phân cứng;

- Nếu trẻ sợ rằng việc đi đại tiện sẽ bị tổn thương và đau thì bé tránh không đi đại tiện. Phụ huynh có thể nhận thấy trẻ bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc mặt tỏ vẻ khó chịu  khi cố gắng giữ phân.

2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%). Các yếu tố góp phần dẫn đến táo bón chức năng rất đa dạng, bao gồm hành vi nín giữ phân, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, vận động …

- Xu hướng tự nhiên của trẻ: một số trẻ nhu động ruột chậm, gây táo bón;

- Hành vi nín nhin giữ phân: trẻ mải chơi, nhịn đi cầu làm cho phân to, cứng hơn, làm bị đau sau khi đi tiêu, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn;

- Do môi trường toilet mới (trẻ mới đi học);

- Chế độ ăn : một số trẻ có xu hướng dễ táo bón, nếu ăn ít chất xơ sẽ dễ bị táo bón hơn. Tuy nhiên, ở đa số trẻ, chất xơ không phải là nguyên nhân chính gây táo bón.

- Bệnh lý : bệnh Hischsprung, suy giáp, xơ nang, một số bênh thần kinh, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh ở trẻ.

 

3. Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị táo bón

 Thiết lập chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Chính vì thế bạn cần chú ý cho trẻ ăn uống khoa học dù trẻ đang ở bất cứ độ tuổi nào. Đặc biệt là khi trẻ đang bị táo bón, việc điều chỉnh chế độ ăn nên được ưu tiên hàng đầu.

Trẻ đang bú sữa mẹ:

- Cần kiểm tra xem trẻ đã được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết chưa.

- Mẹ cần bổ sung chất xơ từ rau củ quả đồng thời uống đủ nước.

- Bên cạnh đó cần tránh đồ ăn cay nóng hay các chất kích thích khi đang trong quá trình cho bé bú.

- Trường hợp trẻ dùng sữa công thức thì mẹ cần chú ý pha sữa đúng cách.

Trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm:

- Không nên chuyển đột ngột từ bú sữa sang ăn dặm.

- Cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể trẻ cần.

- Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá đặc.

- Kết hợp thêm khoai lang, mồng tơi và thực phẩm nhuận tràng trong khẩu phần ăn dặm của trẻ.

 

 

Trẻ đã qua thời kỳ ăn dặm:

- Bạn cũng cần cho trẻ uống đủ nước;

- Bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả hay ngũ cốc nguyên cám vào khẩu phần ăn của trẻ.

- Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng, khó tiêu.

- Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, tránh để trẻ ăn quá no khi đang bị táo bón.

v Một số vấn đề khác

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp thì bạn cũng nên chú ý đến một số vấn đề khác khi trẻ đang bị táo bón. Cụ thể như:

- Massage vùng bụng cho trẻ theo chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ. Điều này không chỉ giúp kích thích nhu động ruột mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

- Tập cho trẻ có thói quen đại tiện theo một khung giờ nhất định. Tuy nhiên, cần tránh chọn thời điểm ngay sau bữa ăn.

- Một số trẻ đang trong độ tuổi đến trường sẽ có thể bị căng thẳng do áp lực bài vở. Tốt nhất bạn nên cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi của trẻ.

- Tập cho trẻ vận động thường xuyên hay vui chơi thể dục thể thao để tăng cường sự vận động của các cơ ở bụng và hậu môn.

4. Khi nào cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ

Táo bón ở trẻ em thường không gây nguy hiểm và có thể khắc phục dễ dàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể kéo dài hay tái đi tái lại nhiều lần. Đặc biệt nó có thể còn là dấu hiểu cảnh báo các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Tốt nhất nên chủ động đưa trẻ thăm khám trong một số trường hợp sau:

- Tình trạng táo bón kéo dài mà việc ăn uống hay chăm sóc tại nhà không thể đáp ứng.

- Trẻ đau bụng quặn thắt, dữ dội.

- Đại tiện có xuất hiện máu đi kèm.

- Hậu môn trẻ sưng tấy, ngứa rát, đau hậu môn dữ dội hơn khi đại tiện.

- Trẻ mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, sốt…

Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để xác định hiện trạng. Từ đó đưa ra phương án can thiệp phù hợp nhất.

ĐD Nông Văn Thụ - Khoa Nhi 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !