Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 136
  • Trong tuần: 6 172
  • Tất cả: 1383784
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc hội chứng thận hư

 

Hội chứng thận hư là gì?      

Hội chứng thận hư là bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, 90% trường hợp xảy ra ở độ tuổi dưới 16 tuổi. Tần suất gặp là 2/30.000 ở trẻ em, ở người lớn gặp ít hơn 2/300.000.

Ở trẻ em, hội chứng thận hư tiên phát xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (tỷ lệ nam/nữ là 2/1). Tuổi thường gặp nhất ở trẻ em là từ 2 - 8 tuổi, và thường là hội chứng thận hư đơn thuần.

Hội chứng thận hư (HCTH) thường biểu hiện tổn thương tối thiểu ở cầu thận hoặc những tổn thương dày và thoái hóa màng đáy của mao mạch cầu thận.

Hội chứng thận hư bao gồm nhiều cơ chế khác nhau trong đó có cơ chế về sự tái hấp thu muối (natri) gia tăng rất sớm trong những tế bào chính của ống góp vì có sự gia tăng hoạt động của bơm Natri (Na+/K+/ATPase) và của kênh Natri biểu mô.

          Chính vì các lý do trên mà chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc hội chứng thận hư cũng được các bác sỹ điều trị chú trọng và được nhiều người quan tâm. Chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả điều trị và kết quả phòng bệnh, ngừa tái phát của bệnh nhân.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ mắc hội chứng thận hư

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng thận hư bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc:

+ Đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng như trẻ bình thường.

+ Phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hóa của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận năng lượng do chất béo cung cấp đảm bảo 15 - 20% tổng số năng lượng, tỉ lệ các loại axít béo chiếm tỉ lệ là 1/3 (axít béo một nối đôi, axít béo nhiều nối đôi, axít béo no)

+ Tổng lượng cholesterol có trong các loại thực phẩm 200mg/ngày.

+ Hạn chế nước khi có phù, thiểu niệu hoặc vô niệu. V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy...) + 35 - 45ml/kg cân nặng (tùy theo mùa)

+ Ăn nhạt khi có phù hoặc tăng huyết áp. Lượng natri 25 - 50mg/kg cân nặng/ngày (khoảng 1 - 2g muối/ngày).

+ Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam...) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do - những chất gây xơ hóa cầu thận, chóng dẫn đến suy thận.

Trên đây là một số gợi ý về nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc hội chứng thận hư.

Khi gia đình có trẻ mắc hội chứng thận hư, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở dinh dưỡng chuyên sâu để được tư vấn chính xác về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ.

ĐD. Nguyễn Thị Hải Yến – K. Dinh dưỡng 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image