Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 110
  • Hôm nay: 1664
  • Trong tuần: 12 973
  • Tất cả: 1617587
DẤU HIỆU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO Ở TRẺ EM

 

1. Chấn thương sọ não là gì?

Chấn thương sọ não (CTSN)là tình trạng tổn thương sọ não do va chạm trực tiếp hoặc gián tiếp với các tác nhân môi trường bên ngoài, tình trạng này có thể để lại di chứng hoặc không theo tùy theo vị trí tổn thương. Đặc biệt,kích thước của vết sưng trên đầu không liên quan với mức độ nặng của chấn thương.

Trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng tới 5 tuổi rất hay gặp chấn thương sọ não do ngã, va đập….

2. Phân loại chấn thương sọ não

Để đánh giá mức độ tổn thương sọ não, có hai loại được xác định là chấn thương sọ não hở và chấn thương sọ não kín.

+ Chấn thương sọ não kín bao gồm tất cả các CTSN có tổn thương sọ não nhưng chưa gây rách màng cứng (màng bao bọc não), chưa gây thông não bộ với môi trường bên ngoài. Tổn thương hộp sọ có thể lún sọ, rạn vỡ sọ. Tổn thương não gồm chấn động não, dập não, chèn ép não do máu tụ, phù não, lún sọ, tràn khí...

+ Chấn thương sọ não hở bao gồm tất cả các CTSN gây rách màng cứng, khai thông não bộ với bên ngoài. Loại này gây nguy cơ nhiễm khuẩn não cao.

Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác như theo bản chất tổn thương não, vị trí tổn thương não...

3. Cảnh báo tình trạng chấn thương sọ não ở trẻ em

Trong hai tháng trở lại đây, khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai đã xử trí, điều trị, theo dõi cho nhiều bệnh nhân chấn thương sọ não do ngã. Đây là nguyên nhân nhập viện đứng thứ hai trong các nguyên nhân nhập viện của trẻ trong hai tháng gần đây.

Do vậy, chúng tôi có một số khuyến cáo dưới đây để giúp người nhà bệnh nhân cũng như các bậc phụ huynh đang có trẻ trong độ tuổi trên lưu ý, nhằm giảm thiểu tối đa di chứng để lại cho trẻ.

Một số triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ nhũ nhi được biết đến ngay sau va chạm như:

+ Trẻ thay đổi tính cách một cách đột ngột, bất thường.

+ Trẻ mất khả năng giữ thăng bằng và không đi đứng bình thường.

Ở những trẻ lớn hơn, có thể xuất hiện các biểu hiện chấn thương sọ não như:

+ Đau đầu, có cảm giác nặng đầu, nhức đầu, hoa mắt.

+ Trẻ mất nhận thức tạm thời.

+ Trẻ bị mệt mỏi, buồn nôn, nôn.

+ Trẻ bị ù tai, nói không rõ lời.

  Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như đã nêu trên, các bậc phụ huynh cần:

+ Giữ bình tĩnh.

+ Khuyến khích trẻ bị thương giảm thiểu mọi cử động ở đầu hoặc cổ.

+ Nếu vết thương trên đầu chảy máu nhiều, có thể ấn trực tiếp và băng vết thương lại để cầm máu.

+ Ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa ngoại thần kinh để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn, trường hợp cần có thể trẻ phải nhập viện để theo dõi.

  Nếu trẻ bất tỉnh cha mẹ không được di chuyển trẻ và cần loại bỏ mọi nguy hiểm xung quanh trẻ đồng thời gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

  Trên đây là một số khuyến cáo chúng tôi đưa ra nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể áp dụng khi cần thiết. Và dù theo bất cứ phân loại hay đánh giá nào, các bậc phụ huynh cũng không được chủ quan và tự ý phân loại theo các kiến thức sưu tầm từ các nguồn khác nhau, vì để đánh giá hay nhận định một chấn thương sọ não cần sự thăm khám và giám sát tích cực từ các chuyên gia để giảm thiểu tối đa các di chứng sau chấn thương.

Ngoài ra, chúng tôi mong các bậc phụ huynh hết sức lưu ý trong quá trình trông trẻ, luôn trong tinh thần phòng ngừa tối đa các tai nạn không đáng có để hạn chế rủi ro thương tật.

Ths Bs. Vũ Thị Hải Yến- Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !