Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 654
  • Trong tuần: 6 150
  • Tất cả: 1372934
Dậy thì sớm ở trẻ em

Dậy thì sớm là gì ?

Dậy thì sớm là sự xuất hiện những biểu hiện về thể chất và hormon của tuổi dậy thì ở lứa tuổi sớm hơn bình thường (dưới 8 tuổi ở trẻ gái và dưới 9 tuổi ở trẻ trai).

Ảnh minh họa: Internet.

Dậy thì sớm khiến trẻ phát triển chiều cao nhanh hơn so với lứa tuổi vì vậy bố mẹ nên theo dõi sự phát triển về chiều cao của trẻ.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm:

Dậy thì sớm đươc chia thành hai nhóm:

          * Dậy thì sớm trung ương: do sự hoạt hoá trung tâm dậy thì ở não làm tăng tiết hormon GnRH gây ra tình trạng kích thích sớm trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Nhóm này đa số là vô căn, có thể do di truyền, hiếm gặp hơn là do u não (hay gặp hơn ở trẻ trai), các bất thường não bẩm sinh, tổn thương hệ thần kinh trung ương như chấn thương, nhiễm trùng.

          * Dậy thì sớm ngoại biên: tức là các biểu hiện dậy thì không phải do kết quả chỉ huy của trung tâm dậy thì, mà do nguyên nhân tại buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận hay tuyến yên. Một số nguyên nhân thường gặp:

- Ở cả bé gái và bé trai, những điều sau đây có thể dẫn đến dậy thì sớm ngoại biên:

+ Một khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra estrogen hoặc testosterone.

+ Hội chứng McCune-Albright, một rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến màu da và xương và gây ra các vấn đề về nội tiết tố.

+ Tiếp xúc với các nguồn estrogen hoặc testosterone bên ngoài, chẳng hạn như kem hoặc thuốc mỡ

- Ở trẻ gái, dậy thì sớm ngoại vi cũng có thể liên quan đến:

          + U nang buồng trứng

          + Khối u buồng trứng

- Ở trẻ trai, dậy thì sớm ngoại vi cũng có thể được gây ra bởi:

          + Một khối u trong các tế bào tạo ra tinh trùng (tế bào mầm) hoặc trong các tế bào tạo ra testosterone (tế bào Leydig).

          + Một rối loạn hiếm gặp được gọi là tình trạng gia đình có quan hệ tình dục độc lập với gonadotropin, gây ra bởi một khiếm khuyết trong gen, có thể dẫn đến việc sản xuất sớm testosterone ở trẻ trai, thường ở độ tuổi từ 1 đến 4.

+ Ngoài hai nhóm trên thì còn có nhóm phát triển sớm tuyến vú, hoặc mọc lông sinh dục sớm nhưng là sự khác biệt của bình thường chứ không phải bệnh lý.

 

Các biểu hiện của dậy thì sớm:

Các dấu hiệu và triệu chứng dậy thì sớm bao gồm sự phát triển sau đây trước 8 tuổi ở trẻ gái và trước 9 tuổi ở trẻ trai:

          - Vú phát triển ở bé gái;

          - Thời điểm xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên;

          - Tinh hoàn và dương vật phát triển;

          - Lông mặt, râu bắt đầu mọc nhiều;

          - Giọng nói trầm, vỡ giọng;

          - Mọc lông mu, lông nách;

          - Cơ thể phát triển nhanh;

          - Xuất hiện mụn;

          - Bắt đầu có mùi cơ thể. 

          Chẩn đoán dậy thì sớm:

Ngoài khám các biểu hiện như đã nêu trên cần làm thêm các xét nghiệm như:

+ Chụp X-quang xương cổ tay của trẻ để tìm hiểu xem xương có đang phát triển với tốc độ bình thường so với tuổi của trẻ hay không.

+ Siêu âm buồng trứng và tử cung xem có phát triển nhiều hơn so với mức độ của trẻ cùng tuổi.

+ Các xét nghiệm hormon LH, FSH của tuyến yên, hormon sinh dục

+ Có thể cần chụp thêm 1 số hình ảnh X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não để tìm nguyên nhân dậy thì sớm.

Dậy thì sớm có ảnh hưởng gì?

-  Hạn chế về chiều cao: Khi trẻ dậy thì sớm, chiều cao của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng, cao hơn so với chiều cao theo độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên quá trình tăng trưởng và phát triển xương của trẻ cũng sẽ kết thúc sớm hơn. Cuối cùng, khi trưởng thành, trẻ dậy thì sớm thường sẽ thấp hơn so với những đứa trẻ dậy thì đúng tuổi. 

- Ảnh hưởng đến tâm lý: Tâm lý của trẻ trong giai đoạn dậy thì rất dễ bị tác động, trẻ dễ bị căng thẳng, tự ti trước bạn bè cùng trang lứa. Đặc biệt, kích thước vòng một thay đổi và tình trạng kinh nguyệt sớm có thể là vấn đề gây khó chịu và phiền toái ở trẻ dưới 9 tuổi. 

Hơn nữa, dậy thì sớm có thể là nguyên nhân khiến trẻ thay đổi về cảm xúc và hành vi. Trẻ dễ trở nên dễ cáu gắt, tức giận và có thể bắt đầu tò mò và có những nhu cầu về tình dục không phù hợp với lứa tuổi. 

Điều trị dậy thì sớm như thế nào:

- Mục tiêu điều trị là:

+ Ngăn chặn hoặc thậm chí đảo ngược sự phát triển tình dục

+ Ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng và trưởng thành xương có thể dẫn đến tầm vóc trưởng thành ngắn hoặc bắt đầu giai đoạn sớm

- Tùy thuộc vào nguyên nhân, có hai cách tiếp cận có thể điều trị:

+ Điều trị nguyên nhân cơ bản hoặc bệnh

+ Hạ thấp nồng độ hormone giới tính cao bằng thuốc để ngăn chặn sự phát triển giới tính

Đôi khi, điều trị một vấn đề sức khỏe liên quan có thể ngăn chặn dậy thì sớm. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, không có bệnh nào khác, vì vậy điều trị thường bao gồm liệu pháp hormone để ngăn chặn sự phát triển giới tính.

Cách phòng tránh dậy thì sớm:

Dậy thì sớm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, thậm chí nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bố mẹ có thể giảm nguy cơ dậy thì sớm cho trẻ bằng cách cho trẻ thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân đối, tránh để trẻ thừa cân béo phì, nhất là ở các bé gái.

- Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

- Không cho trẻ sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp sớm hoặc dùng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến nội tiết tố sinh dục của trẻ.

Dậy thì sớm có thể gây ra nhiều rào cản về tâm lý và ngoại hình ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý quan sát sự phát triển của trẻ, đồng thời, thường xuyên tâm sự, giáo dục trẻ về các vấn đề ở tuổi dậy thì. Điều này sẽ giúp trẻ chuẩn bị đầy đủ tâm lý, cởi mở hơn, từ đó, có thể phát hiện và điều trị sớm khi trẻ mắc bệnh. Khi trẻ có những biểu hiện bất thường nghi ngờ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời./.

 

 

BS. Trần Thị Ninh Huệ - Khoa Nhi.
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image