Mùa hè tới gần, đồng nghĩa với nhu cầu bơi lội của người dân tăng cao, đặc biệt là trẻ em. Điều này cũng là nguy cơ dẫn tới các tai nạn đuối nước đáng tiếc xảy ra, sơ cứu đuối nước là kỹ năng không thể thiếu cần được trang bị cho toàn dân để giảm thiểu tối đa hệ quả do đuối nước gây ra.
1. Đuối nước và sơ cứu đuối nước
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng.
Sơ cứu đuối nước là làm giảm thiểu tối đa rủi ro đuối nước gây ra. Bao gồm 5 bước chính.
Thời gian vàng sơ cứu nạn nhân đuối nước là khoảng 1-4 phút đầu tiên khi có cơn ngừng thở.
2. Các bước sơ cứu đuối nước
Bước 1: Tìm kiếm sự trợ giúp
Luôn nhớ, hãy gọi trợ giúp tới cứu trợ cùng.
Bước 2: Đưa nạn nhân ra khỏi nước
Tiếp cận, đưa nạn nhân ra khỏi càng sớm càng tốt, và chú ý đến sự an toàn của chính bạn.
Bước 3: Lay gọi nạn nhân, kiểm tra nhịp thở của nạn nhân, kiểm tra mạch của nạn nhân.
Bước 4: Hồi sức tim phổi (khi cần thiết).
- Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực khi bệnh nhân không có mạch
- Đảm bảo đã đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng. Động tác ép tim tiến hành theo chiều thẳng đứng, 2 tay chống ép thẳng bằng trọng lượng cơ thể. Biên độ ép xuống mỗi lần khoảng 4-5 cm. Sau khi ép xuống cần thả ra để thời gian để tim giãn nở.
Riêng đối với trẻ sơ sinh, chỉ ép tim bằng 2 ngón tay, ép sâu khoảng 2-3 cm.
Bước 5: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
3. Khuyến cáo
- Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình.
- Đảm bảo an toàn, không để trẻ chơi một mình gần ao, hồ, sông… cần luôn có người lớn đi theo.
- Nên hướng dẫn tập bơi cho trẻ.
- Cần tuyên truyền phổ biến các biện pháp phòng ngừa và sơ cứu đúng cho người dân.
Ths. BS. Vũ Thị Hải Yến – Trưởng khoa HSCC