Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 69
  • Hôm nay: 749
  • Trong tuần: 12 122
  • Tất cả: 1620046
Ngộ độc thủy ngân

1. Thủy ngân và nhiễm độc thủy ngân

Thủy ngân là nguyên tố ít độc ở dạng lỏng và rắn nhưng khi tồn tại ở dạng khí và ở dạng các hợp chất hữu cơ và muối vô cơ của thủy ngân thì lại vô cùng độc hại. Đây là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải thủy ngân.

Mức độ nhiễm độc của thủy ngân tùy theo đường tiếp xúc. Hiện tại, khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đang tiếp nhận một số bệnh nhân với tình trạng nuốt phải thủy ngân của nhiệt kế. Mặc dù tình trạng không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng đó cũng là một tai nạn nên tránh và có thể phòng tránh được cho trẻ nhỏ.

Hình ảnh minh họa (Nguồn Internet)

2. Một số khuyến cáo và cách phòng tránh

Một số khuyến cáo giúp nhận biết sớm tình trạng nhiễm độc thủy ngân và cách phòng tránh trong cộng đồng:

 ·    Dấu hiệu sớm nhiễm độc:

- Ban đầu là hiện tượng dị cảm như đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân.

- Người hít phải khói của kim loại này thường cảm thấy khó thở, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu và có thể sốt.

- Ăn thức bị nhiễm thủy ngân hữu cơ như cá biển gây ngộ độc mạn. Triệu chứng ngộ độc thường phải sau nhiều ngày đến vài tuần mới xuất hiện. Biểu hiện thần kinh thường thấy là dị cảm, thất điều, suy nhược thần kinh, nặng hơn nữa là giảm thính giác, loạn vận ngôn, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động. Nếu không được xử lý thải độc kịp thời có thể khiến bệnh nhân tử vong.

    Ngộ độc do nuốt phải thủy ngân: Trường hợp này thường gặp do nhiệt kế bị vỡ. Thông thường, lượng thủy ngân được hấp thụ sẽ là không đáng kể (chỉ khoảng 0,01%) nếu hệ thống dạ dày và ruột khỏe mạnh sẽ không gây tổn thương.

- Nuốt phải thủy ngân vô cơ (điển hình là pin) có thể gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Sau đó vài ngày diễn biến thành hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.

 

 ·  Một số cách phòng tránh:

- Tránh phơi nhiễm với hơi thủy ngân, đặc biệt là các khu vực có đám cháy, nhiệt độ cao vì hơi thủy ngân rất độc.

- Hạn chế ăn các thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cao, đặc biệt là các loại cá sống ở khu vực sâu của biển.

- Hạn chế nguy cơ trẻ tiếp xúc với thủy ngân, đặc biệt là các vật dụng dễ vỡ như nhiệt kế thủy ngân.

Nếu phát hiện trẻ nuốt thủy ngân, các bậc phụ huynh tuyệt đối không móc họng, gây nôn ói vì sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời.

ĐD. Trần Xuân Hoàn – K. Hồi sức cấp cứu

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !