Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 110
  • Hôm nay: 1730
  • Trong tuần: 13 039
  • Tất cả: 1617653
Nguyên nhân gây ra ho ở trẻ em và lưu ý cho các bậc cha mẹ

 

Ho là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân, nhưng thường liên quan với các bệnh đường hô hấp trên. Nếu ho kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy nguyên nhân gây ra ho ở trẻ em là gì và hướng xử trí ra sao?

1. Nguyên nhân gây ra ho ở trẻ em

          Ho là một phản xạ của cơ thể để bảo vệ đường hô hấp. Khi đường hô hấp có vấn đề và bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, khói thuốc, khói xe, bụi… thì phản xạ cơ thể sẽ ho để tống những virus, vi khuẩn đó ra ngoài.

          Trẻ có thể bị ho do nhiều nguyên nhân như: có dịch nhày họng, bụi, vi khuẩn ở trong họng…Ngoài ra, trẻ có thể ho do mắc một số bệnh như: Các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm xoang, viêm amydan); Các bệnh đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, tráo ngược dạ dày thực quản, ho dị ứng).

 

Ảnh: Nguồn Internet

Trên thực tế, khi thấy trẻ bị ho, cha mẹ rất lo lắng và sợ trẻ viêm phổi, nên đến 3 hoặc 4-5 ngày, cha mẹ sẽ tự dùng thuốc trị ho cho trẻ. Đây là sai lầm của nhiều bậc cha mẹ, vì nếu tự điều trị thì việc cho trẻ uống thuốc ho gần như không có tác dụng.

Vì vậy, theo khuyến cáo nếu trẻ từ 4-6 tuổi muốn uống thuốc trị ho cần phải có ý kiến của bác sĩ. Do đó, việc bố mẹ tự ý mua thuốc trị ho cho trẻ dưới 6 tuổi sẽ rất nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý:

- Dùng thuốc theo đơn chỉ định của bác sỹ.

- Bé chỉ ho khan không có đờm thì nên dùng thuốc giảm ho.

- Bé ho có đờm thì nên dùng siroho, giúp long đờm, loãng đờm.

2. Phải làm gì khi trẻ bị ho

Để giảm cơn ho và chăm sóc đúng cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết. Việc này sẽ giúp hỗ trợ cho trẻ mau khỏi bệnh.

Khi trẻ ho, để giảm các cơn ho cần giữ ấm cho trẻ, nhưng không được mặc quá nhiều quần áo khiến trẻ nóng nực. Cho trẻ uống nhiều nước, nước ấm hoặc nước táo, nếu trẻ bú mẹ thì tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều bữa hơn. Trẻ từ 3 tháng - 1 tuổi chưa dùng được mật ong thì áp dụng biện pháp này rất tốt. Giúp trẻ dễ chịu nên mát - xa ngực và bụng cho trẻ, có thể tắm nước ấm, tăng cường độ ẩm để giúp trẻ dễ chịu hơn. Đối với bé ăn dặm, nên cho bé ăn lỏng hơn thường ngày có thể cháo, súp giàu dinh dưỡng.

Để giúp trẻ bớt ho, nên nâng cao đầu bé khi ngủ. Với trẻ lớn biết súc miệng thì nên động viên, hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối loãng, ấm nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị ho kèm theo sổ mũi, bạn có thể kết hợp rửa mũi, nhỏ mũi. Một số trường hợp cần thiết có thể sử dụng thêm biện pháp giảm ho an toàn từ thảo dược như hấp lá hẹ, quất, hoa hồng với chút xíu mật ong… cần chú ý đảm bảo độ sạch và an toàn của thảo dược.

Cha mẹ lưu ý cần theo dõi trẻ nếu thấy có dấu hiệu bất thường như: Khó thở hơn, thở nhanh hơn, bú kém hơn, không uống được, trẻ mệt lừ đừ, mệt, tái xanh, nôn, thấy trẻ ốm nặng hơn… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị.

ĐD. Vũ Thị Thùy Linh – Khoa Khám bệnh.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !