Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 23
  • Hôm nay: 1202
  • Trong tuần: 12 512
  • Tất cả: 1617126
Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa Viêm mũi xoang ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm mũi xoang ở trẻ em, trong đó nguyên nhân do các loại virus, vi khuẩn, vi nấm là phổ biến nhất.

Vi khuẩn gây bệnh viêm xoang gặp chủ yếu là Hemophillus influenzae, Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh, E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu)… Các loài vi khuẩn này di chuyển từ họng, hầu, mũi, phế quản lên các xoang và gây viêm xoang cho trẻ.

Viêm mũi xoang thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là ở trẻ có cơ địa dị ứng, viêm VA, viêm amidan hoặc sống trong môi trường nhiều khói bụi, tiếp xúc với khói thuốc lá.

Bệnh thường khởi đầu bằng các bệnh lý sau:

·         Viêm đường hô hấp trên: Chảy mũi, ho, ngạt mũi, sốt nhẹ, nhiều khi hết thuốc bệnh lại tái phát, thường dẫn đến biến chứng viêm tai giữa cấp tính.

·         Viêm mũi dị ứng: Khò khè, chảy nước mũi.

·         Hen phế quản: Viêm phế quản mạn tính, trẻ khó thở từng cơn do phế quản co thắt, niêm mạc phế quản phù nề và xuất tiết dịch nhầy, khó thở ra.

·         Suy giảm miễn dịch

·         Bất thường giải phẫu về hốc mũi như vẹo vách ngăn,quá phát cuốn mũi, quá phát VA vòm, VA vòi.

Các nguyên nhân trên kéo dài dai dẳng làm cho niêm mạc mũi bị phù nề, tắc lỗ thông mũi xoang, ứ đọng dịch trong xoang, dẫn đến viêm xoang.

2. Các triệu chứng của viêm mũi xoang

Những triệu chứng sau đây có thể nghĩ đến viêm mũi xoang: Trẻ có biểu hiện sốt nhẹ kéo dài, sổ mũi, nước mũi có màu vàng – xanh, chảy nước mũi xuống họng gây đau họng, ho, hơi thở hôi, nôn ọe.

Trẻ trên 6 tuổi có triệu chứng kèm theo như nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, phù nề quanh mắt.

5. Cách phòng ngừa viêm mũi xoang ở trẻ em

Để phòng ngừa viêm mũi xoang ở trẻ em, cần kiểm soát các nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus…) bằng cách hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus. Nếu tiếp xúc phải rửa tay thường xuyên, vệ sinh các bề mặt, đồ chơi bị nhiễm bệnh.

Sử dụng máy phun sương, tạo ẩm không khí trong nhà để làm ẩm không khí cũng là một biện pháp phòng ngừa viêm mũi xoang ở trẻ em.

Ngoài ra, cần tránh xa các yếu tố gây dị ứng như khói thuốc lá, bụi nhà, phấn hoa… Trong những yếu tố trên, khói thuốc lá là yếu tố nguy hại số 1. Trong gia đình có người hút thuốc lá, hoặc thậm chí khói thuốc lá bám trên quần áo cha mẹ, người chăm sóc trẻ khiến trẻ vô tình hít phải, làm cho niêm mạc mũi xoang bị viêm nặng hơn.

ĐD:  Vũ Thị Kim Quế - Khoa Ngoại-LCK   

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !