Trong những năm đầu đời, xúc giác là giác quan phát triển
nhất của trẻ. Nhờ được vuốt ve, trẻ dần cảm nhận được tình thương và cảm giác
an toàn. Massage cho trẻ sơ sinh là một
sự tương tác tuyệt giữa cha mẹ và bé; giúp tình cảm gia đình gắn kết đồng thời hình thành sự tự tin, xúc cảm để
trẻ khám phá thế giới sau này.
Hoạt động này đã được chứng
minh là rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ như:
1.
Giúp bé thư giãn
Massage tốt có thể giúp trẻ
cảm thấy thư giãn hoàn toàn, cải thiện sự lưu thông máu và giải tỏa căng thẳng,
bé ít quất khóc.
2. Tạo sự
yên tâm và tin cậy của bé đối với cha mẹ
Massage là biện pháp tuyệt vời
khiến cho tình cảm giữa bố mẹ và bé thêm gắn bó, thắm thiết hơn. Bởi trong lúc
massage, hooc môn oxytocin được tiết ra ở cả em bé và bố mẹ, tăng cường mối
liên kết tình cảm và đem đến cảm giác được yêu thương hạnh phúc.
Đặc biệt việc massage còn giúp
giảm chứng trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ.
3. Massage có thể cải thiện giấc ngủ của bé
Giấc ngủ rất cần
thiết cho trẻ sơ sinh vì nó thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe cho bé. Massage cho bé trước
khi ngủ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu và ngon giấc hơn, tăng cường chất lượng và thời lượng giấc ngủ.
Hình ảnh: Em
bé ngủ ngon giấc sau khi được massage
Một nghiên cứu cho thấy 30 phút massage mỗi tối
trong 2 tuần giúp trẻ điều chỉnh chu trình thức ngủ tốt hơn. Lời khuyên của các chuyên gia là
khi chuẩn bị cho bé đi ngủ, hãy giảm ánh sáng, bật một chút nhạc nhẹ nhàng
trong không gian yên tĩnh và xoa bóp khắp người cho bé tầm 15 phút, bé sẽ nhanh
chóng đi vào giấc ngủ.
4.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Việc
massage có tác dụng làm thúc đẩy hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn, giúp bé
chống chọi với bệnh tật các loại virus gây bệnh hiệu quả.
5.
Cải thiện lưu thông máu và tình trạng da
Masage giúp máu lưu thông dễ dàng đến da và cơ bắp của trẻ. Nhiệt độ cơ thể
của bố mẹ sẽ giúp thư giãn các mạch máu và tăng lưu lượng máu trong hệ thống tuần
hoàn của trẻ.
6.
Hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ
Massage kích thích đầu dây
thần kinh phế vị làm tăng phóng thích các nội tiết tố đường tiêu hóa, tăng cường
khả năng tiêu hóa và hấp thu. Massage
cũng giúp cho trẻ sơ sinh giảm thiểu các triệu chứng như đau bụng và trào
ngược.
7. Lợi ích về mặt cảm xúc
Trẻ được massage sẽ giúp
giao tiếp tốt hơn, trẻ có xu hướng giao
tiếp bằng mắt, vươn tay, cười và bập bẹ nhiều hơn, vuốt ve làm cho trẻ bớt gào khóc
hơn và tăng cường sự gắn kết giữa ba mẹ và trẻ.
8. Giúp trẻ thở đều hơn
Trẻ
mới sinh thường thở không đều nên việc massage tác động lên da có tác dụng giúp
bé ngủ ngon, ổn định nhịp thở, đặc biệt còn giúp giảm tỷ lệ ngừng thở ở trẻ sơ
sinh non tháng, nhẹ cân. Vì da là tổ chức
lớn nhất trên cơ thể và chứa nhiều đầu dây thần kinh.
9.
Giảm cảm giác đau
Endorphins
được giải phóng trong quá trình massage là một loại thuốc giảm đau tự nhiên cho cơ thể. Vì
thế, quá trình massage cho bé có thể làm dịu cơn đau trong các trường hợp bé đang đau bụng, táo
bón.
Nếu bé đang bị táo bón, mẹ có thể tìm hiểu một số cách massage bụng cho con để
hệ tiêu hóa của bé được tốt hơn.
Thực tiễn cho thấy, trẻ sinh
non nếu được những xoa bóp trị liệu phù
hợp thì có thời gian nằm viện ngắn ngày và tăng cân tốt. Đối với trẻ sinh
non, nếu được áp dụng massage trị liệu, sẽ tăng cân và phát triển tốt hơn
những trẻ không được dùng biện pháp này từ 21 - 47%. Trong giai đoạn sơ sinh non
yếu, massage chính là bí kíp tuyệt vời giúp tiếp thêm sức mạnh, năng lượng cho
trẻ. Liệu pháp này cũng giúp cải thiện đáng kể khả năng định hướng, điều hòa trạng thái cảm xúc cũng như hoàn thiện
các phản ứng thần kinh của trẻ. Đối với trẻ sinh đủ tháng massage giúp trẻ tăng
cân, phát triển chiều cao phù hợp, giảm thấp số lần mắc bệnh và đi khám bác sĩ
so với các trẻ khác những tác động tích cực một liệu pháp massage cho trẻ còn
được thể hiện rõ qua giấc ngủ.
Với những lợi ích tuyệt vời
kể trên, mỗi ngày các mẹ hãy dành 15-30 phút để masage cho trẻ. Hiện tại khoa Hồi
sức sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai, các em bé sơ sinh đều được các bác sỹ,
điều dưỡng trực tiếp massage và hướng dẫn các bố mẹ để đảm bảo các bé được chăm
sóc một cách toàn diện.
BSCKI Hứa Thị Hồng Chuyên-BS CKI Lương T. Lệ Quyên - Khoa HSSS