Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 37
  • Hôm nay: 917
  • Trong tuần: 12 226
  • Tất cả: 1616840
Những lưu ý khi tiêm vắc vin viêm gan B cho trẻ có mẹ bị viêm gan B

Huyết thanh kháng viêm gan B là gì?

Huyết thanh kháng viêm gan B( ImmunoHBs) là globulin miễn dịch kháng virus viêm gan B có nguồn gốc từ người. Loại huyết thanh này được sử dụng để tạo miễn dịch thụ động phòng ngừa nhiễm bệnh viêm gan B.

  
anh tin bai

Ảnh minh hoạ: Internet.

Mẹ bị viêm gan B có lây truyền cho con không ?

- Viêm gan siêu vi B lây truyền qua các con đường là từ mẹ sang con, truyền máu, quan hệ tình dục. Tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thuộc vào thời điểm người mẹ bị bệnh.

- Về đường lây bệnh thì viêm gan B chủ yếu lây từ mẹ sang con trong lúc sinh sản. Do cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt làm máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo.

- Nếu mẹ bị nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch.

- Trong trường hợp mẹ nhiễm HBV mà HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32%.

- Mặc dù đã phát hiện HBV DNA trong sữa non của người mẹ HBsAg dương tính nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khả năng lây nhiễm qua các dịch này cũng rất thấp.

Khi người mẹ mắc bệnh viêm gan siêu vi B, việc tiêm vắc xin viêm gan B và huyết thanh viêm kháng viêm gan siêu vi B sớm trong vòng 12 – 24h cho trẻ đóng vai trò quan trọng để hạn chế nhiễm bệnh từ mẹ sàng con

Phác đồ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ có mẹ bị viêm gan B

Trình tự tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ trong trường hợp mẹ nhiễm virus viêm gan B có thể tuân theo hai phác đồ như sau:

- Phác đồ 1: 0-1-2-12

+ Liều 1: Tiêm phối hợp với huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 12 giờ khi trẻ mới sinh ra tại phòng sơ sinh.

+ Liều 2: Tiến hành khi trẻ được một tháng tuổi.

+ Liều 3: Khi trẻ được 2 tháng tuổi.

+ Liều 4: Tiêm nhắc lại cách 12 tháng từ liều 3.

- Phác đồ 2: 0-1-6-18

+ Liều 1: Tiêm phối hợp với huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 12 giờ khi trẻ mới sinh ra tại phòng sơ sinh.

+ Liều 2: Thực hiện khi trẻ được 1 tháng tuổi.

+ Liều 3: Cách 5 tháng từ liều 2 nghĩa là khi trẻ 6 tháng tuổi.

+ Liều 4: Tiến hành khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Các mũi tiêm 1, 2, 3 có thể tiêm với vắc xin phối hợp chứa thành phần viêm gan B như vắc-xin 6 trong 1 hoặc vắc- xin 5 trong 1.

Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ:

- Trong vòng 24-48 giờ sau khi tiêm, trẻ sơ sinh cần được theo dõi. Vắc xin viêm gan B được đánh giá là rất an toàn cho trẻ. Tuy nhiên tùy theo cơ địa, trẻ có thể có một số phản ứng như:

+ Quấy khóc, đau vết tiêm

+ Vết tấy đỏ, sưng chỗ tiêm

+ Sốt nhẹ mặc dù các phản ứng này là rất thấp nhưng cần phải tuân thủ và theo dõi cẩn thận.

- Sau 5 năm cần cho trẻ xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B (HBsAb) xem đã đủ chưa. Nếu kháng thể HBsAb < 10mUI/ml thì cần tiêm thêm mũi nhắc lại.


BS. Ngô Lê Quý – K. Điều trị sơ sinh.
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !