Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 122
  • Hôm nay: 1489
  • Trong tuần: 12 799
  • Tất cả: 1617413
PHẢI LÀM GÌ KHI MẮC BỆNH CÚM

Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm lây nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi cơ thể không đáp ứng được các thay đổi của thời tiết. Nếu người bệnh không điều trị sớm và đúng cách thì có thể để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân gây bệnh cúm là gì?

Có bốn loại virus được gọi là cúm A, B, C và D. Cúm A và B là nguyên nhân gây ra bệnh theo mùa xảy ra gần như mỗi mùa đông. Cúm loại C thường gây ra bệnh rất nhẹ và hầu như không có triệu chứng. Virus cúm loại D ảnh hưởng đến gia súc và không gây bệnh ở người.

Virus cúm A loại A được phân loại thành các phân nhóm và mỗi phân nhóm được chia thành các chủng. Chỉ có virus cúm A thường gây ra đại dịch. Chữ H và N đề cập đến các loại protein khác nhau được tìm thấy ở bề mặt bên ngoài của virus cúm. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 18 loại protein HA và 11 protein NA trong nhiều tổ hợp trong virus cúm gia cầm. Những kết hợp này được báo cáo là các chủng virus cúm, những chủng virus cúm A gây bệnh ở người là H5N1 và H3N2

Virus cúm B không được chia thành các loại phụ, nhưng có thể được ghi nhận là các chủng. Cúm B gây bệnh nhẹ hơn và chỉ gây bệnh trên người. Virus cúm B cũng là nguyên nhân của bệnh cúm mùa và có xu hướng lưu hành cùng với cúm A trong các đợt bùng phát hàng năm.

2. Các triệu chứng của cúm là gì?

Cúm có thể gây ra bệnh từ nhẹ đến nặng và đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Những người bị cúm thường cảm thấy một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:

- Sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh. Điều quan trọng cần lưu ý là không phải ai bị cúm cũng bị sốt;

- Ho;

- Đau họng;

- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;

- Đau mỏi cơ;

- Nhức đầu;

- Mệt mỏi;

- Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.

3. Phải làm gì khi mắc bệnh cúm

Hầu hết những người bị cúm đều bị bệnh nhẹ và không cần chăm sóc y tế hoặc thuốc kháng virus.Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng cúm và thuộc nhóm nguy cơ cao, hoặc bị bệnh nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm bao gồm:

- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi;

- Người lớn trên 65 tuổi;

- Phụ nữ có thai;

- Những người có hệ miễn dịch yếu;

- Những người mắc các bệnh mãn tính: hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường;

- Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên.

4. Biến chứng

Đối tượng có nguy cơ cao khi mắc bệnh cúm có thể có các biến chứng như:

- Viêm phổi;

- Khởi phát cơn hen;

- Vấn đề tim mạch;

- Nhiễm trùng tai;

Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu có một trong các biểu hiện:

- Thở nhanh hoặc khó thở;

- Da xanh tái;

- Sốt kèm bị phát ban;

- Uống nước kém;

- Lừ đừ hoặc co giật.

5. Điều trị

Cúm thông thường là bệnh lành tính và thường tự khỏi sau 5-7 ngày. Khi  có các biểu hiện của bệnh cúm người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước, uống hạ sốt khi cần. Nhưng nếu người bệnh bị nhiễm trùng nặng hoặc có nguy cơ biến chứng cao hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus (Tamiflu).

 

 

Các nghiên cứu cho thấy nếu uống Tamiflu sớm trong vòng 48h khi có các triệu chứng của cúm có thể rút ngắn thời gian khỏi bệnh 1-2 ngày.

Dùng kháng sinh sớm không giúp ích được gì nếu không có đồng nhiễm hay bội nhiễm vi khuẩn.

6. Phòng bệnh

 Virus cúm có khả năng lây lan trực tiếp từ người này sang người khác nên mỗi người cần chủ động phòng ngừa bệnh cúm bằng các biện pháp:

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước.

- Lau chùi thường xuyên các bề mặt hay các vật dụng có thể bị lây nhiễm bệnh cúm.

- Xây dựng chế độ ăn cân bằng chất dinh dưỡng, ăn uống đúng giờ. Bệnh cúm mùa được dự phòng bằng cách tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh cúm. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.

Viên chức Bệnh viện Sản Nhi tiêm phòng cúm năm 2020

                                

 Bs CKI Lương Thị Lệ Quyên - Phụ trách khoa HSSS

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !