Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 90
  • Trong tuần: 6 126
  • Tất cả: 1383738
Phẫu thuật thành công bệnh nhân u tuyến nước bọt hỗn hợp dưới hàm tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai

Ngày 26/10/2020, Khoa Ngoại nhi – LCK, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân L.A.S, 11 tuổi, địa chỉ xã A Lù – Bát Xát – Lào Cai. Trẻ  bị bệnh khoảng 1 năm nay, vùng cằm bên phải xuất hiện khối sưng to dần, đau ít, gần đây, khối sưng to nhanh hơn, ấn đau. Trước đó, gia đình đưa trẻ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát và được chuyển tới Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai điều trị.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, Bác sĩ chuyên khoa RHM Lương Văn Ba -Khoa Ngoại Nhi LCK của Bệnh viện Sản Nhi đã trực tiếp thăm khám và đánh giá: Bệnh nhân S dưới cằm, lệch phải có khối u kích thước khoảng 2x2 cm, ấn hơi đau tức, mật độ mềm, di động, ranh giới khá rõ; siêu âm nghi ngờ khối u nằm trong tuyến. Các bác sĩ đã hội chẩn, nhận định nghĩ nhiều đến u tuyến nước bọt dưới hàm phải. Bệnh nhân đã được chỉ định làm xét nghiệm đầy đủ, siêu âm chẩn đoán, sinh thiết u, tiến hành phẫu thuật bóc u, bảo tồn nguyên vẹn tuyến dưới hàm. Bệnh phẩm lấy được đã được làm giải phẫu bệnh và kết luận: U tuyến nước bọt hỗn hợp lành tính.

 

 

Hình ảnh khối U tuyến sau khi được phẫu thuật loại bỏ

Trải qua quá trình phẫu thuật và điều trị hậu phẫu, sau 10 ngày bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.

U tuyến nước bọt là tình trạng tăng trưởng bất thường hiếm gặp ở tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt nằm ở phía sau khoang miệng và có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước bọt chính bao gồm tuyến mang tai (nằm hai bên sườn mặt), tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Các tuyến phụ bắt đầu từ vòm miệng và nằm dọc trong khoang miệng, xoang, mũi. Các tuyến này chỉ có thể thấy dưới kính hiển vi.

Một số triệu chứng gợi ý đến u tuyến nước bọt :

- Triệu chứng u tuyến nước bọt thường nghèo nàn, biểu hiện là một khối u vùng dưới hàm, cổ (tuyến dưới hàm), ở góc hàm hay ở mặt (tuyến mang tai), khối sưng lên ở sàn miệng (tuyến dưới lưỡi).

- Đặc điểm của u: xuất hiện đã lâu, tiến triển chậm, có thể không đau, nếu đau ở vùng u gợi ý là khối u ác tính. Khối u có thể tăng kích thước nhanh do viêm nhiễm, chảy máu trong u.

- Về vị trí của các tuyến nước bọt phụ và u tuyến có thể gặp ở nhiều nơi, mỗi khối u ở vị trí khác nhau sẽ gây ra các triệu chứng tại chỗ khác nhau. Chảy máu hoặc ngạt mũi có thể là dấu hiệu đầu tiên của khối u tuyến nước bọt phụ tại vách ngăn mũi. Trong khi các khối u ở đáy lưỡi lại gây cảm giác nuốt vướng và nghẹn. Các khối u ở vùng miệng lại có thể gây khít hàm…

- U lành tính: biểu hiện u tròn, ranh giới rõ, mật độ chắc, di động; khi u ở sâu, viêm xơ hóa thì di động hạn chế; không có dấu hiệu thần kinh hoặc xâm lấn da.

- U ác tính: u cứng, chắc, ranh giới không rõ, di động hạn chế hoặc cố định khi u xâm lấn vào cơ hoặc xương hàm dưới, có thể gây liệt nhẹ môi dưới, xâm lấn da hoặc loét mặt da, có thể di căn hạch cổ hoặc di căn phổi, xương.

 

Phương pháp xác định u tuyến nước bọt

- Siêu âm: là một phương pháp dễ thực hiện, có giá trị cao trong chẩn đoán; góp phần khẳng định chẩn đoán lâm sàng, xác định vị trí u ở trong nhu mô hay ngoài tuyến, u đặc hay u nang, u hay là hạch. Trong một số trường hợp, siêu âm có thể đem lại một số thông tin giúp phân biệt u lành với u ác. U lành tính thường có một độ đồng nhất, bờ rõ nét. U ác thường có mật độ âm không đồng nhất, bờ không đều và có thể hoại tử trung tâm u.

- Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này mang lại rất nhiều thông tin trong việc đánh giá bệnh lý u tuyến nước bọt, mật độ, kích thước u, ranh giới, độ xâm lấn của u vào tổ chức xung quanh. Chụp cộng từ có lợi còn cho hình ảnh không gian ba chiều rõ nét giữa u tuyến và mô bình thường, không làm tăng kích thước u do tia X.

- Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: phương pháp này góp phần chẩn đoán phân biệt viêm tuyến, khối u, các hạch lympho lân cận.

Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS. Lương Văn Ba – Khoa Ngoại – LCK

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image