Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 140
  • Trong tuần: 6 176
  • Tất cả: 1383788
Phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ nhỏ - Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh lý liên quan đến đại tràng thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ nhỏ. Bệnh phình đại tràng rất dễ phát hiện và có thể được điều trị triệt để, nhưng nếu để muộn, bệnh có thể gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết phình đại tràng ở trẻ

Các dấu hiệu và triệu chứng phình đại tràng bẩm sinh thay đổi tùy theo từng mức độ khác nhau của bệnh. Thông thường các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra, nhưng đôi khi chúng không rõ ràng cho đến khi trẻ lớn lên.

- Đối với trẻ sơ sinh: dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là trẻ không đi phân su sau hơn 24 giờ, bụng trẻ căng trướng, nôn và có dấu hiệu mất nước. Khi được kích thích hậu môn bằng ống thông, trẻ đi ra phân nhiều, giống hiện tượng tháo nút tắc ở cống nước.

- Đối với trẻ lớn: triệu chứng điển hình chính là táo bón kéo dài, không tự đại tiện được mà phải tháo thụt, kích thích. Phân đi ra không thành khuôn, có mùi rất thối và màu đen 

Phương pháp chẩn đoán phình đại tràng ở trẻ

          Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai, các bác sỹ chẩn đoán phình đại tràng ở trẻ thông qua khám lâm sàng và phương pháp chụp X-quang ổ bụng tư thế đứng.

- Hình ảnh X-quang của bệnh nhi 3 ngày tuổi chụp tại Bệnh viên Sản Nhi tỉnh Lào Cai (bên phải)

+ Các quai ruột giãn chủ yếu là quai đại tràng

+ Không có hình mức hơi mức dịch trong các quai ruột

- Hình ảnh trên phim chụp khung đại tràng có thụt thuốc cản quang hay dùng với trẻ nhỏ là Xenetix 300mg x một lọ pha với 300ml nước muối sinh lý:

+ Đại tràng giãn từng đoạn hoặc có thể giãn từ Sizma tới manh tràng

+ Nhu động đại tràng giảm, mất trương lực

+ Sau khi đi ngoài vẫn còn thuốc tồn dư nằm lại trong khung đại tràng trên 24 giờ.

Điều trị phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em

Tùy vào tình trạng và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể. Nếu ở mức độ nhẹ, trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Nếu bệnh giãn đại tràng bẩm sinh diễn tiến nặng, trẻ sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật.       

- Bác sĩ sẽ cắt bỏ phần đại tràng có các tế bào thần kinh bị dị tật, sau đó nối lại trực tràng với phần đại tràng bình thường. Phẫu thuật sẽ giúp trẻ có thể đi đại tiện như những người bình thường. Trong những trường hợp nhẹ có thể chỉ cần làm một thì nhưng thông thường sẽ cần phải làm hậu môn nhân tạo. Đây được coi là một phẫu thuật riêng biệt.

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của trẻ, vì thế, khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường khi đại tiện cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

BSCKI. Đỗ Quốc Lập - Khoa Chẩn đoán hình ảnh. 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image