Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường xảy ra vào thời điểm giao mùa,
lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp, trẻ em có thể mắc căn bệnh
này khoảng 6 đến 8 lần trong năm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ và
gây không ít mệt mỏi cho gia đình.
Bài viết này sẽ bổ sung thêm kiến thức giúp cho các cha mẹ biết cách chăm
sóc trẻ, phát hiện và xử trí kịp thời khi trẻ bị viêm đường hô trên tại nhà.
Hình ảnh trẻ thở khí
rung do nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm
khuẩn đường hô hấp trên là gì?
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
trên ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp trên do ảnh hưởng
của các vi sinh vật gây bệnh. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (từ khoảng
tháng 9 đến tháng 3 hàng năm).
Nguyên
nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Do virus hoặc vi khuẩn
hay cảm lạnh, bên cạnh đó, trẻ em hệ thống miễn dịch cơ thể còn yếu nên dễ mắc
các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm
mũi họng, viêm
amydan, viêm
V/A, viêm
xoang, viêm
tai giữa…
Điều
kiện thuận lợi gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Do thời tiết thay đổi
đặc biệt là khi giao mùa, trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp.
- Bệnh hay gặp hơn ở trẻ
sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh mãn tính kèm
theo và không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
- Trẻ sống trong môi
trường chật hẹp, ô nhiễm, vệ sinh kém, nhiều khói bụi, thuốc lá.
- Môi trường có nguồn lây
trẻ hít phải dịch tiết có chứa vi khuẩn hay virus do người bệnh bắn ra khi họ,
hắt hơi, sổ mũi, trẻ cầm nắm các vật dụng, đồ chơi nhiễm bẩn bị bám dịch tiết
hay có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh.
Một số biểu hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên
-
Sốt, ho, chảy mũi.
- Trẻ biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ có thể quấy khóc về đêm nếu bị viêm tai
giữa, viêm xoang...
Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên
Để phòng bệnh cho trẻ, các bố mẹ cần lưu ý:
- Giữ ấm cho trẻ khi
thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc
sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
- Cho trẻ bú mẹ từ những
giờ đầu sau sinh và duy trì đến 2 tuổi.
- Ăn dặm đúng thời điểm
với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Cho trẻ uống nhiều
nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề
kháng.
- Cho trẻ đi tiêm chủng
đầy đủ.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ
cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Tránh nhiễm lạnh cho
trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.
- Không nên tiếp xúc với
môi trường có khói thuốc lá và bụi, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
- Hạn chế đưa trẻ đến
nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người
bệnh.
- Phát hiện sớm các biểu
hiện của nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được
thăm khám kịp thời.
Bác sỹ Hoàng Trung Úy –
Khoa Nhi