Xã hội ngày càng
phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao tỉ lệ thuận với nhu cầu khám, chữa bệnh
chất lượng cao tăng mạnh, đặc biệt là việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh.
Trong thực tế,
có nhiều bệnh không có các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sơ sinh, do đó việc
điều trị và chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc thực hiện sàng lọc sơ
sinh bằng phương pháp lấy máu gót chân là một trong những giải pháp quan trọng
và dần trở nên phổ biến, bởi những lợi ích mà kỹ thuật này đem lại.
Lấy máu gót chân là
gì?
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh bằng phương pháp lấy máu gót
chân là xét nghiệm sàng lọc bệnh bẩm sinh hiệu quả. Thông qua xét nghiệm lấy
máu gót chân bố mẹ có thể biết được trẻ có mắc bệnh nguy hiểm nào không để tìm
phương án điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa những hệ lụy xấu cho sức khỏe của
trẻ.
Hình ảnh lấy máu xét nghiệm sàng lọc sơ sinh của trẻ
Vì sao phải lấy máu
gót chân trẻ mới sinh? Việc sàng lọc quan trọng tới mức nào?
Phần lớn các bệnh rối loạn nội tiết – chuyển hóa và di truyền
trong thời kì sơ sinh hay một năm đầu thường chưa bộc lộ rõ ràng, rất khó để
phát hiện và chẩn đoán. Đến khi có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm đã được chứng
minh thì đã là giai đoạn muộn, không còn khả năng phục hồi hoàn toàn, đặc biệt
đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trí tuệ và tinh thần của
trẻ.
Tuy nhiên, qua sàng lọc sơ sinh, các y bác sĩ có thể phát
hiện nhiều bệnh lí nguy hiểm: bệnh Phenylketonuria (chứng rối loạn về chuyển
hóa Phenylalany thành Tyrosine do thiếu hụt emzyme phenylalanine hydroxylase ),
bệnh rối loạn chuyển hóa đường Galactosemia, thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh,
tăng tuyến thượng thận bẩm sinh,… Nếu trải qua sàng lọc, được phát hiện và chữa
trị sớm, tỉ lệ khỏi lên đến 95% trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và bình thường
Quá trình lấy máu
được diễn ra như thế nào?
- Trong vòng 48 - 72 giờ sau sinh, khi đã ăn sữa được hơn
8 lần trẻ có thể thực hiện xét nghiệm. Bé sẽ được nhân viên y tế dùng kim chích
vào gót chân để lấy 1 - 2 giọt máu cho lên giấy chuyên dụng để mang xét nghiệm.
- Để việc thực hiện xét nghiệm lấy máu gót chân trở nên dễ
dàng hơn, thời điểm trước khi lấy máu 3 - 5 phút cha mẹ nên dùng khăn thấm nước
ấm khoảng 41 - 42 độ C đã được vắt khô để ủ gót chân của trẻ. Tùy từng bệnh lý
được lựa chọn để sàng lọc mà thời gian trả kết quả sẽ khác nhau, thường trong khoảng
7 - 10 ngày.
- Trong trường hợp các bé sinh non, thiếu cân thì bé phải
được 37 tuần tuổi và đủ cân nặng 2500gram trở lên mới đảm bảo điều kiện lấy máu
gót chân.
Vì sao lại lấy máu ở
gót chân?
- Theo nguyên tắc, máu ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể
bé cũng có thể đem đi xét nghiệm. Tuy nhiên các bác sĩ lựa chọn lấy máu ở gót
chân bé là do bộ phận này có lượng máu dồi dào, đáp ứng đủ lượng cần để xét
nghiệm.
- Bên cạnh đó, phần gót chân trẻ được cho là kém nhạy cảm
hơn so với các bộ phận khác, da gót chân dày hơn nên khi chích lấy máu sẽ đỡ
đau.
Lấy máu gót chân có
nguy hiểm không?
Việc thực hiện sàng lọc sau sinh, lấy máu gót chân không
gây nguy hiểm cho trẻ, chi phí không quá tốn kém mà mang lại hiệu quả lớn.
Dịch vụ sàng lọc
máu gót chân tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai
Hiện nay, Bệnh viện Sản Nhi Lào
Cai phối hợp với trung tâm Bionet Việt Nam thực hiện sàng lọc máu gót chân cho
trẻ sơ sinh.
- Các gói xét nghiệm đa dạng (3 bệnh, 5 bệnh và gói cao cấp 73 bệnh) cho
phép khách hàng dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của gia đình.
- Kết quả nhanh chóng chính xác với quy trình kép: Kết quả
sẽ có sau 3 ngày làm việc đối với các gói xét nghiệm cơ bản và 2 tuần làm việc
đối với gói cao cấp. Sau lần thu mẫu thứ nhất, kết quả nghi ngờ sẽ chỉ được trả
cho gia đình sau khi trung tâm lặp lại xét nghiệm 2 lần. Với những trẻ có kết
quả nghi ngờ, trung tâm yêu cầu thu mẫu lại lần 2 để xét nghiệm khẳng định kết
quả, lần thu mẫu thứ 2 là hoàn toàn miễn phí.
Hình ảnh trẻ sơ sinh được lấy máu gót chân tại Bệnh viện
Sản Nhi tỉnh Lào Cai
Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với các bà mẹ đang chuẩn
bị bước vào thời kì sinh nở cũng như các mẹ bầu đang trong quá trình nuôi dưỡng
thai nhi.
HS Trần Kim Hoa – Khoa HTSS