Trẻ em có thể co giật do nhiều nguyên nhân, một
trong các nguyên nhân phổ biến nhất là sốt. Khi cơ thể không thể thích
nghi với nhiệt độ lúc sốt sẽ xuất hiện hiện tượng co giật, trẻ hoàn toàn mất tự chủ, hai hàm có
khuynh hướng cắn chặt. Do đó ở trẻ đang mọc răng rất dễ gây tổn thương lưỡi.
Nguyên nhân
trẻ bị sốt?
- Thân nhiệt bình thường của
trẻ dao động từ 36,5- 37,5 độ C tùy thuộc vào thời tiết, quần áo... trẻ đang
mặc. Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ sốt các mẹ trước hết phải xác định rõ: Liệu bé có
sốt hay không bằng cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế.
Các vị trí có thể đặt nhiệt kế: Nách, miệng, hậu môn.
Nguồn hình
ảnh từ Internet
- Khi thấy nhiệt kế chỉ ngoài giới hạn trên, các mẹ nên chú ý trẻ bắt đầu
có triệu chứng sốt. (>38,5oC cần dùng hạ sốt)
- Trẻ con sốt do nhiều nguyên
nhân: Nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn, mọc răng, sau chích ngừa/tiêm phòng.…
Phân loại mức độ sốt:
- Sốt nhẹ 37,5- 38oC
- Sốt vừa 38 – 39oC
- Sốt cao 39 – 40oC
- Sốt rất cao ≥41oC
Xử
trí khi trẻ sốt cao, co giật tại nhà:
- Đầu tiên, cần khẩn trương dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ với liều
10-15mg/kg (vì khi co giật không thể cho trẻ hạ sốt đường uống).
- Sau đó tiến hành các bước xử trí như sau:
Hình ảnh mô phỏng các bước xử trí khi trẻ sốt cao, co giật (Nguồn Internet)
Chú ý:
Dùng vật đè lưỡi khi bé đã lên cơn co
giật và có cắn chặt hàm với nhau, KHÔNG đưa cây đè lưỡi vào quá sâu bên trong
gây nôn ói, TRÁNH các động tác thô bạo gây gãy răng, chảy máu, dập môi. Nếu con
trẻ không cắn chặt hàm, thì không cần làm động tác này.
Khẩn trương
gọi xe cấp cứu khi trẻ:
ü Co giật lần đầu tiên.
ü Co giật hơn 5 phút.
ü Co giật hơn 1 lần, đợt này tiếp ngay sau đợt khác.
ü Người co giật không tỉnh lại sau khi co giật đã chấm dứt.
ü Nạn nhân bị chấn thương khi đang co giật.
ĐD
Trần Xuân Hoàn – K. HSCC