Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 87
  • Hôm nay: 1340
  • Trong tuần: 12 649
  • Tất cả: 1617263
Thiếu sắt ở trẻ em

 

Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề thường gặp, có thể xảy ra ở nhiều mức độ từ nhẹ tới thiếu máu thiếu sắt. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

I. Lượng sắt trẻ cần là bao nhiêu

Trẻ em mới sinh ra có lượng dự trữ sắt trong cơ thể, tuy nhiên vẫn cần bổ sung một lượng cần thiết do trẻ tăng trưởng và phát triển nhanh. Dưới đây là lượng sắt cần thiết cho mỗi lứa tuổi.

Khuyến cáo lượng sắt cần cho 1 ngày:

Tháng tuổi

Lượng sắt cần cho 1 ngày

7-12 tháng

11mg

1-3 tuổi

7mg

4-8 tuổi

10mg

9-13 tuổi

8mg

14-18 tuổi

Nữ: 15mg

Nam: 11mg

 

                                                  Các thực phẩm giàu sắt

II. Những trẻ có nguy cơ thiếu sắt

- Trẻ đẻ non hoặc có cân nặng lúc sinh thấp

- Trẻ uống sữa bò hoặc sữa dê trước 1 tuổi

- Những trẻ sau 6 tháng tuổi không được nuôi dưỡng bằng những thực phẩm chứa sắt

- Trẻ uống sữa công thức không được bổ sung sắt

- Trẻ từ 1- 5 tuổi uống nhiều hơn 710ml sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành mỗi ngày

- Trẻ có các tình trạng bệnh lý, như bệnh nhiễm trùng mạn tính, chế độ ăn kiêng

- Trẻ không ăn đủ thức ăn chứa sắt

- Trẻ thừa cân hoặc béo phì

- Trẻ nữ vị thành niên cũng có nguy cơ cao thiếu sắt bởi vì cơ thể mất sắt trong chu kì kinh nguyệt

III. Triệu chứng thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu sắt rất ít thì trẻ vẫn gần như sinh hoạt bình thường. Phần lớn dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ không xuất hiện cho tới khi trẻ có biểu hiện thiếu máu. Một số dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt bao gồm:

-  Da xanh, niêm mạc nhợt

-  Chóng mặt

-  Lạnh bàn tay, chân

-  Chậm lớn, chậm tăng cân

-  Chán ăn

-  Hay bị nhiễm trùng

IV. Ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ em như thế nào:

Khuyến cáo dự phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

1. Với trẻ đẻ đủ tháng, bú mẹ hoàn toàn

- Bắt đầu bổ sung sắt (Khoảng 1 mg/kg/ngày hoặc ngũ cốc tăng cường sắt cho trẻ sơ sinh) từ 4 tháng tuổi.

- Sau khi cai sữa, sử dụng sữa công thức có tăng cường sắt và ngừng bổ sung sắt cho tới khi trẻ 12 tháng

- Hạn chế sử dụng sữa bò cho tới khi trẻ 12 tháng

2. Với trẻ đủ tháng và nuôi bằng sữa công thức

- Sử dụng sữa công thức tăng cường sắt cho tới khi trẻ được 12 tháng

- Nếu sử dụng sữa công thức tăng cường sắt cho trẻ em, không cần bổ sung thêm ngũ cốc tăng cường sắt cho trẻ

- Hạn chế sữa bò cho tới khi trẻ 12 tháng

3. Trẻ đẻ non (sau khi ra viện)

- Bắt đầu bổ sung sắt (2mg/kg/ngày) hoặc sữa công thức tăng cường sắt không muộn hơn 1 tháng và kéo dài tới 12 tháng

- Trẻ đẻ non ( cân nặng > 1000g) ăn sữa tăng cường sắt không cần bổ sung thêm các chế phẩm chứa sắt khác

- Trẻ đẻ non được nuôi bằng sữa mẹ, theo khuyến cáo mục A2 và A3

4. Trẻ bắt đầu ăn dặm

- Sử dụng ngũ cốc có bổ sung sắt và thịt

- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C, thịt, hoặc cả 2 trong bữa ăn để tăng cường hấp thu sắt

5. Một số lưu ý có thể ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ

- Đối với những đứa trẻ lớn hơn, nguồn cung cấp sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau dền

- Không uống quá nhiều sữa: Trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 5, không nên cho trẻ uống nhiều hơn 710 ml sữa bò mỗi ngày

- Tăng cường hấp thu sắt: Vitamin C giúp trẻ tăng hấp thu sắt trong chế độ ăn. Bạn có thể bổ sung thức ăn giàu vitamin C- như hoa quả chua, dưa lưới, việt quất, ớt chuông, cà chua, rau màu xanh đen

V. Sàng lọc thiếu máu, thiếu sắt

Thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt là một chẩn đoán dựa vào xét nghiệm. Theo AAP khuyến cáo rằng tất cả trẻ em nên kiểm tra thiếu máu thiếu sắt giữa tháng thứ 9 và 12, và những người có yếu tố nguy cơ, nhắc lại vào những năm sau.

- Đối với trẻ đủ tháng không được sử dụng sữa công thức tăng cường sắt và trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ cần sàng lọc lúc 9 tháng tuổi

- Đối với trẻ đẻ non không được sử dụng sữa tăng cường sắt, sàng lọc trước 3 tháng tuổi

- Trì hoãn sàng lọc nếu đang mặc hoặc đã mắc các bệnh lý nhiễm trùng trong vòng 2 tuần

BSCKI. Lương Thị Lệ Quyên -  Phụ trách khoa HSSS 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !