Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 97
  • Trong tuần: 6 133
  • Tất cả: 1383745
Tìm hiểu về bệnh nang nhái sàn miệng

Có nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng khi thấy con có khối sưng phồng trong miệng, màu tím nhạt hoặc tím mận. Sau khi tìm đến khám các bác sĩ chuyên khoa, được chẩn đoán là nang nhái sàn miệng. Vậy nang nhái sàn miệng là gì? Có nguy hiểm gì không cần can thiệp như thế nào…? Bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp được phần nào những thắc mắc trên.

 

1. Nang nhái sàn miệng là gì?

Nang nhái sàn miệng là nang nhầy, khu trú ở sàn miệng. Lòng nang chứa dịch nhầy có nguồn gốc từ tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm, tuyến nước bọt phụ ở sàn miệng.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh đến nay vẫn chưa rõ ràng, một số nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế gây nang là do ống một tuyến nước bọt bị tắc, giãn phình.

 

 

 

 

 

 

Trẻ có khối nang nhái dưới sàn miệng kích thước khoảng 1.5cm

2. Dấu hiệu của bệnh nang nhái sàn miệng

- Có khối phồng ở sàn miệng, kích thước thường khoảng 1-3cm hoặc lớn hơn.

- Bề mặt khối phồng có màu tím nhạt giống bụng nhái, ranh giới rõ.

- Niêm mạc mỏng căng, có thể tự vỡ ra dịch nhày trong như lòng trắng trứng có albumin và mucin, dễ nhiễm khuẩn, hay tái phát.

- Nang phát triển từ từ, trường hợp to có thể lấn qua đường giữa, đẩy lệch lưỡi, ảnh hưởng chức năng.

- Thể lâm sàng hiếm gặp là nang nhái ở cổ, xảy ra khi nang xuyên qua cơ hàm móng và biểu hiện thành khối phồng ở vùng cổ.

 

3. Cách điều trị nang nhái sàn miệng

 

Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng một trong ba biện pháp điều trị

dưới đây:

- Phẫu thuật cắt bỏ nang: khi nang có kích thước nhỏ, không liên quan tới tuyến nước bọt dưới.

 

 

 

 

Tê tại chỗ, rạch niêm mạc miệng, bóc tách, bộc lộ khối nang nhái

 

 

 

 

Loại bỏ khối nang, khâu phục hồi niêm mạc sàn miệng

 

- Phẫu thuật cắt bỏ nang và tuyến nước bọt dưới lưỡi: khi nang có kích thước vừa phải và liên quan với tuyến nước bọt dưới lưỡi.

- Phẫu thuật mở thông nang:

+ Nang có kích thước lớn gây chèn ép và ảnh hưởng đến chức năng.

+ Nang có kích thước lớn và tình trạng toàn thân của bệnh nhân không cho phép phẫu thuật kéo dài.

+ Khâu nối từng bên mép vỏ nang với mép niêm mạc sàn miệng, để thông lòng nang ra khoang miệng.

Để được khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời, khi có các dấu hiệu nghi ngờ kể trên các bậc phụ huynh hãy đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả, tránh tái phát bệnh lý.

BS. Lương Văn Ba – Khoa Ngoại – LCK

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image