Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 69
  • Trong tuần: 6 105
  • Tất cả: 1383717
Tìm hiểu về phổ tự kỷ

 

Theo nghiên cứu của NIH (Sức khỏe Tâm thần Mỹ), phổ tự kỷ là một rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh biểu hiện từ rất sớm, 75% xuất hiện từ trước 3 tuổi. Nó được gọi là phổ vì có sự khác biệt rõ ràng giữa các triệu chứng và mức độ ở mỗi người. Rối loạn phổ tự kỷ gồm nhiều chẩn đoán đơn lẻ: tự kỷ (thông thường), rối loạn phát triển lan tỏa không được chỉ định khác (PDD-NOS) và hội chứng Asperger. Với các biểu hiện rất sớm vậy, các bà mẹ cần theo dõi các biến đổi của trẻ để có hướng xử lý sớm.

Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh phức tạp, có các khiếm khuyết hành vi đặc trưng trong 3 lĩnh vực:

          - Tương tác xã hội

          - Giao tiếp bằng lời và không lời

          - Hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại

Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường về hành vi như trẻ ít cười, ít biểu lộ cảm xúc tình cảm với cha mẹ, thích chơi một mình, kém tương tác với những người xung quanh, mối quan tâm bị thu hẹp, hành vi rập khuôn… đặc biệt là có kèm theo tình trạng thoái lui ngôn ngữ nghiêm trọng ở trẻ (trẻ quá chậm nói so với tuổi hoặc trẻ bị mất hẳn kỹ năng ngôn ngữ) được xem là những dấu hiệu cảnh báo sớm gợi ý cho cha mẹ và thầy cô giáo nhận diện rất có khả năng trẻ bị mắc chứng tự kỷ, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 18 tháng – 24 tháng tuổi.

 

 

* Các dấu hiệu báo động tự kỷ ở trẻ trước 24 tháng:

         + Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi;

         + Không có cử chỉ biểu lộ sự quan tâm xung quanh khi 12 tháng tuổi: chỉ ngón tay, vẫy tay mừng khi gặp người thân, bắt tay, tiếp xúc mắt, cười đáp với người quen…

         + Không nói được dù chỉ là 1 từ đơn khi 16 tháng;

         + Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng;

         + Mất kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Khi thấy trẻ gặp khó khăn về lời nói và ngôn ngữ, dẫn đến nhiều hạn chế trong giao tiếp, giảm tương tác xã hội, bất thường về hành vi. Các dấu hiệu này sẽ rõ ràng và lặp lại một cách thường xuyên thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và cho hướng điều trị. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ là người trực tiếp thăm khám và chẩn đoán cho trẻ. Bên cạnh đó là những nhà tâm lý học, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ và giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ đánh giá trẻ.

 Cho đến nay, vẫn chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn chứng phổ tự kỷ. Tuy nhiên trên thực tế, việc chẩn đoán để điều trị và can thiệp sớm trẻ tự kỷ có thể giúp cải thiện và hòa nhập xã hội tốt hơn nếu được chăm sóc, quan tâm đúng mức. Những người bị chứng tự kỷ có nhiều rối loạn hành vi như kích động, gây rối, giải toản bản năng….sẽ được bác sĩ kê toa để giảm sự hiếu động thái quá, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn. Ngoài ra những trẻ này cần được học ngôn ngữ và xây dựng các kỹ năng xã hội. Tùy vào mức độ từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám và có những điều trị phù hợp.

Hiện nay Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đã triển khai khám sàng lọc và điều trị ngoại trú cho các bệnh nhi được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỉ. Các bác sỹ cập nhật và áp dụng mô hình điều trị - can thiệp 1-1 với bác sĩ, điều dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống trẻ tự kỷ.

ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương – Khoa GMHS.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image