Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 114
  • Hôm nay: 1846
  • Trong tuần: 13 156
  • Tất cả: 1617770
U máu ở trẻ sơ sinh

 

U máu là một u lành tính ở trẻ sơ sinh. Nó là tập hợp bất thường nhiều mạch máu tập trung lại trên bề mặt hoặc dưới da, thường xuất hiện trong 1 đến 3 tuần đầu sau sinh. U máu có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, tuy nhiên phần lớn xuất hiện ở măt, da đầu, ngực, lưng.

Triệu chứng

U máu có thể xuất hiện sau khi sinh, tuy nhiên phần lớn các trường hợp xuất hiện trong tháng đầu tiên của cuộc đời.

Biểu hiện đầu tiên giống như một dấu đỏ, phẳng ở trên da. Vết đỏ phát triển nhanh thành một vệt sưng giống như cao su dính ra bề mặt da, giai đoạn này kéo dài 4- 9 tháng (trung bình là 6 tháng). Sau đó u máu bước vào giai đoạn dừng tăng trưởng, và cuối cùng nó từ từ biến mất.

Pha thoái triển thường chậm hơn, và có thể kéo dài tới 10 năm nếu không điều trị gì. Phần lớn u máu sẽ thoái triển hoàn toàn, một số ít u máu không thoái triển hoàn toàn, có thể để lại các mô mỡ, đổi màu da hoặc telangiectasias.

Biến chứng:

Biến chứng ngắn hạn và phổ biến nhất bao gồm loét, chảy máu. Nó có thể gây chảy máu, đau, nhiễm trùng.

Có nguy cơ hình thành sẹo khi khối u máu bị giãn da.

U máu gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của những bộ phận khác như u máu sát mắt gây hạn chế tầm nhìn, cản trở hô hấp, giảm thính lực...đôi khi có thể gây hạn chèn ép vào cột sống hay hệ thần kinh trung ương.

Điều trị:

Điều trị u máu thường không cần thiết vì nó sẽ thoái triển sau một số thời gian. Tuy nhiên, nếu u máu ảnh hưởng đến tầm nhìn, hoặc gây ra một số tình trạng y khoa khác như: loét, nhiễm trùng, chảy máu, giãn da để lại sẹo đặc biệt là những vị trí thẩm mỹ như mặt, ngực thì nên điều trị.

Điều trị bao gồm thuốc và phẫu thuật lase

- Điều trị thuốc:

+  Thuốc chẹn kênh Beta: Timolol – thuốc có khả năng ngăn chặn sự phát triển, làm giảm kích thước hay màu sắc của u máu nằm trên bề mặt da.

+ Thuốc Steroid: Dạng bôi và tiêm steroid, có thể tiêm trực tiếp vào khối u để làm chậm sự phát triển, có tác dụng tốt đối với u máu nhỏ và khu trú.

+ Tiêm xơ: Hiệu quả đối với u nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu với khối u to, ranh giới không rõ, nguy hiểm nếu thực hiện phẫu thuật;

+ Nút mạch: Áp dụng trong trường hợp u dị dạng mạch máu. Tuy nhiên, sau nút mạch cần tiến hành phẫu thuật ngay để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.

- Phẫu thuật lase:

+ Phẫu thuật lase được chỉ định để cắt những khối u máu nhỏ, mỏng hoặc điều trị những u máu bị loét.

- Phương pháp khác: Tia xạ, áp lạnh bằng khí nitơ lỏng ở nhiệt độ âm.

Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Bác sĩ sẽ theo dõi u máu của bạn khi thăm khám định kỳ. Bố mẹ trẻ cần cho con đi khám ngay nếu u bị chảy máu, đau, hình thành vết loét,  nhiễm trùng, hoặc khối  u phát triển cây cản trở tầm nhìn, thở, nghe của con bạn.

                                BSCKI  Lương Thị Lệ Quyên – Phụ trách khoa HSSS 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !