Vàng da ở trẻ sơ sinh là khá phổ biến chiếm tỉ lệ 5-25% sơ sinh
vào viện.
Vàng da có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ được xác định là vàng
da bệnh lý. Bệnh có thể gây biến chứng vàng da nhân não khiến trẻ co giật, tử
vong hoặc để lại di chứng bại não, chậm phát triển. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hầu
hết các bé đều khỏi bệnh, không để lại di chứng.
Hình
ảnh trẻ bị vàng da (bên phải) – Nguồn Internet
Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh là
do sự tích tụ của Bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào
hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh
vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ
và được thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ
hết Bilirubin khỏi máu vì vậy gây nên vàng da. Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi,
gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý Bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự
khỏi dần mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Tuy nhiên vì bất cứ lý do gì làm hồng cầu
bị khá hủy nhiều hơn (vàng da do bất đồng nhóm máu mẹ con, thiếu men G6PD,
thiếu máu huyết tán…) hoặc cản trở quá trình đào thải Bilirubin (Nhiễm trùng,
đẻ non, …) sẽ làm Bilirubin tăng cao dẫn tới vàng da bệnh lý.
Vậy làm thế nào đẻ phân biệt vàng da sinh lý hay bệnh lý?
Bảng các điểm khác nhau giữa vàng da sinh
lý và bệnh lý.
Các đặc điểm
|
Vàng da sinh lý
|
Vàng da bệnh lý
|
Yếu tố nguy cơ
|
Không có
|
Con trước bị vàng da,
Mẹ nhóm máu O hoặc Rh-
|
Thời điểm xuất
hiện
|
Thường xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh
|
Xuất hiện sớm trong vòng 1-2 ngày đầu sau sinh
|
Mức độ, tiến
triển
|
Tiến triển từ từ, thường chỉ vàng vùng đầu mặt tới
vùng bụng.
|
Vàng nhanh, vàng nhiều từ đầu mặt tới cẳng chân,bàn
chân.
|
Các dấu hiệu
tổn thương thần kinh
|
Không có. Trẻ vẫn bú tốt, sinh hoạt bình thường.
|
Trẻ bú kém, ngủ nhiều li bì, quấy khóc cơn hoặc co
giật.
|
Vàng da bệnh lý đặc biệt là vàng da nhân não rất nguy
hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hầu hết các bé đều
khỏi bệnh, không để lại di chứng. Vì vậy hãy luôn để tâm quan sát con bạn đặc
biệt là trong 10 ngày đầu sau sinh. Khi mẹ thấy em bé có các yếu tố nguy cơ,
hoặc có biểu hiện vàng da hãy nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để
khám và kiểm tra
Hiện tại, khoa Hồi sức sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi
tỉnh Lào Cai đã và đang tiếp nhận điều trị, chăm sóc cho nhiều trẻ sơ sinh vàng
da bệnh lý. Với đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị xét nghiệm, cận
lâm sàng hiện đại sẽ đánh giá chính xác mức độ vàng da, định hướng nguyên nhân
vàng da. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đầu tư hệ thống đèn chiếu hai mặt Firefly
chất lượng cao góp phần mang lại những điều trị tối ưu nhất.
Nhân viên y tế chăm sóc trẻ chiếu đèn tại viện
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đang là một điểm đến
tin cậy cho các mẹ đưa bé đi khám và điều trị vàng da.
BS Trần Thị Thu Trang – Khoa HSSS