Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 85
  • Trong tuần: 6 121
  • Tất cả: 1383733
Viêm Amydan cấp ở trẻ nhỏ

Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Theo thống kê của BYT tỷ lệ viêm amydal ở trẻ em lên đến 30%, gấp 2 lần so với người lớn. Đặc biệt bệnh có tỷ lệ tái phát cao, nhất là khi giao mùa hoặc thời tiết lạnh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Vậy amidal là gì? Và vai trò của amidal như thế nào?

Amidal gồm hai khổi bạch huyết hình ô van màu hồng thuộc vòng bạch huyết Waleyer nằm ở ngã tư hầu họng đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cơ thể bằng 2 cách: Amidal ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài vào; và tiết ra các kháng thể chống lại nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn gây nên.

  Tuy là cơ quan bảo vệ nhưng do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, virus nên amidal rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách, amidal sẽ trở thành nơi khu trú của vi khuẩn.

 

 

Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi

Nguyên nhân:

- Vi khuẩn: Liên cầu beta tan huyết nhóm A, haemophilus influenzae, tu cầu, xoắn khuẩn...

- Virus: Cúmsởiho gà...

Yếu tố thuận lợi

- Thay đổi thời tiết đột ngột.

- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.

- Do sức đề kháng của trẻ kém hay do cơ địa dễ dị ứng.

- Có ổ nhiễm khuẩn không được điều trị triệt để vùng họng, miệng như: Sâu răngviêm lợiviêm VAviêm mũi xoang.

- Đặc điểm cấu trúc amidan có nhiều khe kẽ, hốc là nơi cư trú, sinh sôi và phát triển của vi khuẩn.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp

Trẻ bị viêm amydal cấp từ 2 tuổi trở lên, trong đó phổ biến nhất là từ 2-10 tuổi. Bố mẹ nên chú ý các dấu hiệu bất thường ở con sau:

- Trẻ thường rét run rồi sốt cao 38 đến 39 độ C.

- Nuốt vướng, khó nuốt, chán ăn, lười bú thường nôn trớ.

- Trẻ kêu mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém chán ăn.

- Tiểu tiện ít và sẫm màu, đại tiện thường táo bón.

- Trẻ có cảm giác khô, đau rát họng, tang lên khi trẻ ho hoặc nuốt.

- Thường kèm theo viêm mũi trẻ chảy mũi, trẻ có thể thở khò khè, ngủ ngáy, nói giọng mũi.

- Nếu viêm lan xuống thanh quản, khí quản gây ho có đờm, giọng khàn.

Biến chứng của viêm amydan:

- Tại chỗ: áp xe amidan, sỏi amidan, viêm tấy xung quanh amidan, viêm tấy thành bên họng, viêm họng mạn tính.

- Viêm hạch cổ mạn tính, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản.

- Viêm khớp, viêm thận, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết...

- Viêm cơ tim – Áp xe amydan – Viêm tai giữa

 

 

 

 

Điều trị viêm amydan cấp

Sử dụng kháng sinh có hoạt phổ rộng, tốt nhất theo kháng sinh đồ.

- Điều trị triệu chứng: thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, thuốc làm lỏng chất nhầy, giảm ho.

- Điều trị tại chỗ: nước muối sinh lý 0.9% nhỏ mũi, súc miệng hoặc dùng các dung dịch sát khuẩn.

- Cho trẻ nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nước đầy đủ.

- Nếu bệnh tái phát nhiều năm có thể chuyển sang viêm amidan mạn tính: có thể phải phẫu thuật cắt amidan.

Phòng bệnh cho trẻ

Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu viêm amidan, bố mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ điều trị kịp thời. Bên cạnh việc phối hợp điều trị với bác sĩ, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách: 

- Chú trọng chế độ dinh dưỡng nhằm bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe cho trẻ.

- Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh bổ sung các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, khó thở ở trẻ.

- Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt là dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt.

- Vệ sinh họng, miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

- Giữ gìn không gian sống và vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ.

- Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây giúp bù nước do sốt, đồng thời giảm tình trạng viêm, khô họng.

- Tái khám định kỳ theo chỉ định và tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình của bác sĩ từ đó điều chỉnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, tránh viêm amidan tái phát gây nhiều biến chứng không mong muốn.

Qua bài viết này mong rằng quý phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về viêm amydan cấp ở trẻ nhỏ và biết cách phòng tránh, cũng như nhận biết được những dấu hiệu bất thường của bệnh trên trẻ nhỏ qua đó kịp thời đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế tránh những biến chứng không mong muốn cho trẻ.

BS Nguyễn Thị Hương – Khoa Ngoại Nhi - LCK

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image